Cải Cách Thể Chế Chính Trị Ở Trung Quốc Hai Thập Niên Đầu Thế Kỷ XXI

Trung Quốc sau gần 40 năm cải cách mở cửa đã trở thành cường quốc về kinh tế, đang hướng tới mục tiêu siêu cường, đại phục hưng Trung Hoa và đang cạnh tranh quyết liệt với Mỹ. Trong tiến trình đó,...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Cải Cách Thể Chế Chính Trị Ở Trung Quốc Hai Thập Niên Đầu Thế Kỷ XXI

Trung Quốc sau gần 40 năm cải cách mở cửa đã trở thành cường quốc về kinh tế, đang hướng tới mục tiêu siêu cường, đại phục hưng Trung Hoa và đang cạnh tranh quyết liệt với Mỹ. Trong tiến trình đó, tìm kiếm mô hình, con đường, phương thức phát triển, thay đổi tư duy, chiến lược là những chủ đề then chốt trong cải cách và phát triển, cũng là những nội dung quan trọng trong cải cách thể chế chính trị ở Trung Quốc hai thập niên đầu thế kỉ XXI.

Bước vào thế kỷ XXI, với việc gia nhập WTO, Trung Quốc chủ động tích cực hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế và chính trị toàn cầu. Cải cách, nâng cao năng lực lãnh đạo và cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cải cách thể chế quản lí, chuyển biến chức năng của chính quyền; hoàn thiện hệ thống pháp luật; mở rộng dân chủ hóa kinh tế; giải quyết các vấn đề nổi cộm… trở thành những nội dung quan trọng trong cải cách thể chế chính trị ở Trung Quốc thập niên đầu thế kỷ XXI. Cải cách thể chế chính trị ở Trung Quốc, đặc biệt từ Đại hội XVIII ĐCS Trung Quốc là những bước tìm tòi, thử nghiệm hướng tới mục tiêu siêu cường, tác động tới thế giới, khu vực và Việt Nam.

Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, thực hiện các nghị quyết của Đại hội XII Đảng Cộng Sản Việt Nam, phấn đấu cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Tuy nhiên Việt Nam đang đứng trước những thách thức trong tái cấu trúc gắn với chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế sâu rộng; tập trung giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, bảo vệ biển đảo. Quan hệ Việt – Trung đã bước vào giai đoạn mới, vừa hợp tác vừa đấu tranh với những thời cơ và thách thức đan xen.

Nhằm cung cấp thêm tài liệu nghiên cứu về những chuyển biến ở Trung Quốc, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, gợi mở đối với Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã xuất bản cuốn sách “Cải cách thể chế chính trị ở Trung Quốc hai thập niên đầu thế kỷ XXI” do TS. Nguyễn Xuân Cường làm chủ biên.

Nội dung cuốn sách trình bày trong 4 chương: Chương 1. Một số vấn đề cơ bản và bối cảnh cải cách thể chế chính trị ở Trung Quốc khi bước sang thế kỷ XXI; Chương 2. Cải cách thể chế chính trị Trung Quốc thập niên đầu thế kỷ XXI; Chương 3. Cải cách thể chế chính trị Trung Quốc từ Đại hội XVIII; Chương 4. Nhận xét, triển vọng và bài học kinh nghiệm cải cách thể chế chính trị của Trung Quốc.

Nhìn chung, hai thập kỷ cuối thế kỷ XX, Trung Quốc đã diễn ra những thay đổi to lớn: thoát khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội cuối thập kỷ 70 thế kỷ XX; đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh đã có bước chuyển biến lịch sử sang “lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm”; thể chế kinh tế, xã hội có bước chuyển biến mạnh mẽ theo hướng xây dựng nền kinh tế thị trường XHCN; các cơ chế ràng buộc sự phát triển kinh tế của Trung Quốc dần được gỡ bỏ. Nâng cao năng lực lãnh đạo và cầm quyền của ĐCS Trung Quốc, kiện toàn hệ thống chính trị, đẩy mạnh dân chủ XHCN… và đặc biệt là chủ động hội nhập quốc tế, đưa Trung Quốc phát triển vượt bậc khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Bước sang thập niên thứ hai thế kỷ XXI, Trung Quốc phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là thách thức mô hình tăng trưởng, phương thức và con đường phát triển. Động lực và hiệu quả phát triển đối mặt với thách thức nghiêm trọng. Mặt khác, mô hình tăng trưởng, phương thức và con đường phát triển chịu sự ràng buộc của thể chế và chế độ chính trị Trung Quốc. Hệ thống chính trị Trung Quốc đang phải đối mặt với những thách thức của chính trị đối nội và tình hình quốc tế, khu vực. Cải cách chính trị, xã hội, đặc biệt là cải cách thể chế chính trị đóng vai trò quan trọng.

Sau Đại hội XVIII, Đảng Cộng Sản Trung Quốc với “hạt nhân” là Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã thay đổi tư duy lãnh đạo và quản trị đất nước. Tập thể lãnh đạo thế hệ thứ năm đã đưa ra nhiều chiến lược mới, tìm kiếm động lực mới cho sự phát triển của Trung Quốc giai đoạn mới.

Bài học kinh nghiệm quan trọng của Trung Quốc trong cải cách thể chế chính trị từ Đại hội XVIII đến nay là xử lý nhanh nhạy mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và xã hội trước tình hình mới; xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh; có tư tưởng và đường lối đúng đắn của Đảng và vai trò tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Theo đó, việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên là nhân tố then chốt trong xây dựng Đảng nghiêm minh, toàn diện. Đồng thời với quá trình trên là việc hoàn thiện các quy chế trong Đảng, tăng cường kiểm tra…Cải cách thể chế chính trị thập niên thứ hai thế kỷ XXI của Trung Quốc còn đặt ra vấn đề điều chỉnh linh hoạt quan hệ giữa kinh tế, chính trị và xã hội trong bối cảnh tình hình Trung Quốc, quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp.

Hy vọng cuốn sách sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích đối với các chuyên gia, nhà khoa học nghiên cứu về Trung Quốc và các độc giả, từ đó rút ra gợi mở chính sách đối với Việt Nam trong bối cảnh mới.

Xin trân trọng giới thiệu.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, ...


Giá TRANS

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhNhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội
SKU7133703818368
Liên kết: Tẩy tế bào chết Ngọc Trai SMART PEELING White Jewel (120ml)