Giới thiệu Combo 2 cuốn sách: Nho giáo + Quan và Lại ở miền bắc Việt Nam
1.Nho giáo
Nho giáo của Trần Trọng Kim là một trong những bộ sách đầu tiên ở Việt Nam thời hiện đại nghiên cứu về Nho giáo Trung Hoa và những ảnh hưởng lớn lao của nó đến đời sống văn hóa Việt Nam. Không giấu giếm niềm ngưỡng mộ đối với một học thuyết từng là bệ đỡ tinh thần cho nhiều dân tộc Á Đông suốt hàng nghìn năm, Trần Trọng Kim đã tổng thuật và chứng minh tính hoàn chỉnh của một hệ thống triết học ở Nho giáo. Bằng phương pháp làm việc cẩn chỉ và nghiêm túc, Trần Trọng Kim đã đứng vững trên tư cách một nhà khoa học để thăm dò, miêu tả học thuyết phức tạp này, kể từ thời điểm nó ra đời, qua quá trình phái sinh, mở rộng bởi vô số học phái ở nhiều thời kỳ khác nhau, cho đến khi nó suy tàn vào đầu thế kỷ XX. Với việc cung cấp lượng tri thức uyên bác, khả tín, và bằng một văn phong giản dị, kết cấu mạch lạc, bộ sách của Lệ Thần Trần Trọng Kim là một công trình khảo cứu quyền uy và được tham khảo rộng rãi trong các nghiên cứu về Nho giáo ở Việt Nam.
Ngày nay, những tranh luận về Nho giáo vẫn chưa khi nào bớt gay gắt và quyết liệt. Nhưng, dù khen hay chê Nho giáo, thì công trình của Trần Trọng Kim vẫn xứng đáng là cuốn sách nhập môn cho tất cả những ai muốn đi sâu và xa hơn để tìm hiểu học thuyết này.
1. Quan Và Lại Ở Miền Bắc Việt Nam
Từ ba thập niên trở lại đây, nếu như xã hội học lịch sử về các nền văn minh Đông Á đạt được tiến bộ đáng kể, thì chủ yếu là trong việc nghiên cứu các tầng lớp bình dân hay tầng lớp tư sản lớn thời hiện đại. Ngược lại, tầng lớp thượng lưu xưa, những giai cấp hay thành phần xã hội thống trị, vẫn còn nằm quá lâu trong bóng tối, bắt đầu từ các quan chức cao cấp của các nước thuộc văn minh Trung Hoa, chưa bao giờ trở thành đối tượng nghiên cứu có qui mô lớn, kể từ những nghiên cứu của Ch’ü T’ung-tsu (Cù Đồng Tổ), Étienne Balazs và Robert Hartwell, cho đến những khảo cứu gần đây của Pierre-Étienne Will, Paul Smith và Christian Lamouroux, nếu không kể đến các công trình Trung Hoa và Nhật Bản [1] .
Về chế độ quan trường nhà nước ở Đông Nam Á, cụ thể là ở Việt Nam xưa, hiểu biết của chúng ta đặc biệt hãy còn khiêm tốn. Bằng chứng là những hình ảnh tập thể ngày nay vẫn luôn chịu ảnh hưởng của cách đọc và những định đề thừa kế của nền sử học thuộc địa và các nhà truyền giáo, cũng như nền sử học mang đậm tính dân tộc chủ nghĩa của Việt Nam thế kỷ XX. Những nhận định này, trừ một vài biệt lệ đáng kể và sự khác biệt của một số người khởi xướng trong các thế kỷ XVIII và XIX, còn thì thường được diễn giải, thậm chí là áp đặt, theo mô hình khuôn mẫu của một nền quan lại thối nát và bất lực, trì trệ và xơ cứng, tê liệt trong bảo thủ, cứng nhắc và cổ lỗ. Nói chung, những cuộc điều tra về truyền thống hành chính Viễn Đông chỉ bó hẹp, ít ra là đến thời gian gần đây, trong các quan lại chính thức, và nhiều khi chỉ là mô tả thiết chế của cách thức đào tạo và tuyển dụng - bằng con đường thi cử hay bằng xuy cử - cũng như sự vận hành của bộ máy hành chính mà bản thân nó khá phức tạp.
Kết quả của những nghiên cứu hiện có là đáng kể. Nhưng nói thật ra, những công trình nghiên cứu trong tay ta, có ý định khoanh lại diện mạo xã hội học của chế độ hành chính xưa và nay, trong hai lĩnh vực dân sự và quân sự, vẫn còn ít, và hơn nữa, trong trường hợp Việt Nam, thường bỏ qua tầm vóc hiện đại, thực tế hơn người ta vẫn nói. Còn những công trình tìm cách đi sâu vào cơ chế vận hành giữa bộ máy hành chính và các thành phần xã hội mà nó cai trị, đặc biệt là những thuộc viên đảm nhiệm công việc thường ngày, “hệ thống lại viên” mà công trình này nhắc đến, thì lại càng hiếm hơn. Đấy là chưa nói đến khía cạnh địa lý lịch sử của nền hành chính vẫn còn ít được biết đến, chí ít thì cũng chưa có gì chắc chắn. Đấy là những chủ đề cơ bản của cuốn sách tiên phong này. Nó đề cập trong bối cảnh xứ Bắc Kỳ, khi kết thúc nền độc lập của Đại Nam (tên gọi thời đó của nước Việt Nam ngày nay), và trong bốn thập niên đầu của nền bảo hộ Pháp, giai đoạn bản lề trong đó công thức chính trị của chế độ thuộc địa ở Đông Dương đang được tìm kiếm và hoàn thành việc chuyển từ “chế độ quan lại thời chinh phục” sang một “chế độ quan lại thời quản lý”.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Giá MJT