Combo 3 cuốn: Binh Pháp Tôn Tử + Binh Thư Yếu Lược + 36 Mưu Kế Và Thuật Xử Thế

Binh Pháp Tôn TửBa mươi sáu kế (Tam thập lục kế hay Tam thập lục sách) là một bộ sách tập hợp 36 sách lược quân sự của Trung Quốc cổ đại, ba mươi sáu kế bắt đầu xuất hiện từ thời Nam Bắc triều và tới...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Combo 3 cuốn: Binh Pháp Tôn Tử + Binh Thư Yếu Lược + 36 Mưu Kế Và Thuật Xử Thế

Binh Pháp Tôn Tử

Ba mươi sáu kế (Tam thập lục kế hay Tam thập lục sách) là một bộ sách tập hợp 36 sách lược quân sự của Trung Quốc cổ đại, ba mươi sáu kế bắt đầu xuất hiện từ thời Nam Bắc triều và tới thời nhà Minh thì được tập hợp thành sách.

Tôn Tử binh pháp là gì? Đó chính là cuốn binh thư cổ có giá trị nhất của Trung Quốc, còn được gọi là Binh pháp Ngô Tôn Tử. Sách gồm 13 thiên: Kế thiên, Tác chiến, Mưu công, Hình thiên, Thế thiên, Hư thực, Quân tranh, Cửu biến, Hành quân, Địa hình, Cửu thiên địa, Hỏa công và Dụng gián, được viết bằng cổ văn tiền Tần, với hơn 5.900 chữ Hán.

Tam thập lục kế (36 kế) được thấy sớm nhất trong các câu chuyện thời Xuân Thu - Chiến Quốc. Về sau, nhiều đời, nhiều người đã ghi chép, hiệu đính lại cuốn sách đó. Có thể nói, hai cuốn sách này đã tập hợp lại thành mưu kế, trí tuệ của nhân dân Trung Quốc.

Để giúp đông đảo các bạn thanh thiếu niên khai thông trí tuệ, học được bí quyết vận dụng mưu trí một cách linh hoạt, chúng tôi biên soạn cuốn Tôn Tử binh pháp và 36 kế này làm sách gối đầu giường.

 

36 Mưu Kế Và Thuật Xử Thế

“36 mưu kế và thuật xử thế” chính là bông hoa hiếm có trong kho tàng tri thức này. Cuốn sách hàm chứa nội dung thâm thúy, sâu sắc, được truyền từ đời này sang đời khác và dường như hiện nay tất cả mọi người từ già trẻ, lớn bé đều biết tới. “36 mưu kế và thuật xử thế” tạo thành một trường phái riêng trong rất nhiều tác phẩm về binh thư, là kinh điển trong kho tàng trí tuệ dân tộc Trung Hoa, cùng với “Binh pháp Tôn Tử” được xem là “hai cánh tay” trong lịch sử quân sự thế giới. Trong sách cổ có ca ngợi rằng: “Dụng binh như Tôn Tử, mưu lược như ba mươi sáu kế”.

Ngược dòng lịch sử, thuyết "36 mưu kế và thuật xử thế” xuất hiện vào năm nào, trong tác phẩm nào vẫn còn là vấn đề tồn nghi. Có thể là từ viên tướng nước Tổng thời Nam Triều là Đàn Đạo Tế (?-436), “Nam | Tề thư - Vương Kính Tắc truyện” có viết: “Trong ba mươi sáu kế của

Đàn Công, tẩu vị thượng sách, cha con ông nên chạy đi thôi”, có nghĩa là thế cục thất bại đã định rồi, không thể cứu vãn nổi, duy nhất chỉ có rút lui mới là thượng sách. Người đời sau tiếp tục vận dụng cách nói này, trong “Lãnh trai dạ thoại” của Huệ Hồng nhà Tống có viết: “Tam thập lục kế, tẩu vị thượng kế” (Trong 36 kế thì cao chạy xa bay là thượng sách). Cuối nhà Minh đầu nhà Thanh đã có rất nhiều người sử dụng cách nói này. Thế là, đã có người sưu tầm lại thành sách và biên soạn thành “36 mưu kế và thuật xử thế”, tuy nhiên, tác giả của nó là ai và được viết vào lúc nào thì vẫn chưa có lời giải đáp.

Binh Thư Yếu Lược

Binh thư yếu lược mang ký hiệu 476 gồm bốn quyển. Quyển I gồm có chín chương, là: 1. Thiên tượng, 2. Tuyển mộ, 3. Tuyển tướng, 4. Tướng đạo, 5. Giản luyện, 6. Quân lễ, 7. Mạc hạ, B. Binh cụ, 9. Hiệu lệnh. Quyển II có mười một chương, là: T Hành quân, 2. Hướng đạo, 3. Đồn trú, 4. Tuần canh, 5. Quân tư, 6. Hình thế, 7. Phòng bị, 8. Xem mưa gió, 9. Binh trưng, 10. Dụng gián, 11. Dụng trá. Quyển III có bảy chương, là: 1. Liệu địch, 2. Dã chiến, 3. Quyết chiến, 4. Thiết kỳ, 5. Lâm chiến, 6. Sơn chiến, 7. Thủy chiến. Quyển IV cũng có bảy chương, là: 1. Công thành, 2. Thủ thành, 3. Đột vây, 4. Cứu ứng, 5. Lui tránh, 6. Được thua, 7. Đầu hàng.

Trong Binh thư yếu lược, thì quyển II, quyển III và quyển IV có nhiều đoạn rút ra từ Hổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ, một nho sĩ có tài kinh bang tế thế đã giúp chúa Nguyễn Phúc Nguyên (chúa Phật) xây dựng cơ đồ hồi nửa đầu thế kỷ XVII ở Đường Trong. Những đoạn này, có đoạn ghi rõ là đã rút ra từ Hổ trướng khu cơ, có nhiều đoạn tuy lấy từ Hổ trướng khu cơ, song lại không có chú thích gì cả. Ở quyển IV (Binh thư yếu lược) có mục “Phép làm hỏa tiễn chứa thuốc độc”; ở Hổ trướng khu cơ cũng có mục “Phép làm hỏa tiễn chứa thuốc độc”. - Nguyên văn chữ Hán ở Binh thư yếu lược cũng như Hổ trường khu cơ đều là “Hỏa tiễn trữ độc pháp”. Liều lượng các vị thuốc dùng để chế hỏa tiễn ở Binh thư yếu lược và ở Hổ trướng khu cơ giống hệt nhau. Mở đầu mục “Phép làm hỏa tiễn chứa thuốc độc” trong tinh thư yếu lược, có đoạn văn như sau: “Phàm ít không địch được nhiều, yếu không địch được mạnh, đó là lẽ thường. Nhưng Binh pháp có nói: Người giỏi đánh làm thế địch không thể thắng để đợi thế địch mà mình có thể thắng. Cho nên, cầm quân ba nghìn chống giặc năm đường phỏng ở đồng ruộng đường dài, giặc đem cả nước sang đánh, thì lấy cái gì mà chống được? Nên dùng phép “hỏa tiễn chứa thuốc độc”. Đoạn văn này ở Hổ tướng khu cơ lại nhắc lại nguyên văn như thế, không sai và không thiếu một chữ nào.

 

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá DNX

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhCty TNHH Văn hóa Minh Lâm
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Hồng Đức
SKU9913013866084
Liên kết: Nước cân bằng cho da mụn Dr. Belmeur Clean Face Mild Toner (145ml)