ComBo 4 Cuốn: Đúng Việc Đúng Thời Điểm - Những Bài Học Vàng Trong Khởi Nghiệp + Nhà Hàng Không Bao Giờ Nói Không + Khi Nói Không Tôi Thấy Tội Lỗi + Nói Chuyện Thú Vị Như Người Nhật

    Tác giả: Nhiều Tác Giả | Xem thêm các sản phẩm Sách kỹ năng làm việc của Nhiều Tác Giả
    Đúng Việc Đúng Thời Điểm - Những Bài Học Vàng Trong Khởi NghiệpBây giờ là thời đại mà người ta phải phát huy thế mạnh cá nhân mới có thể tồn tại. Thế hệ thanh niên ngày nay ai cũng mang trong mình nh...
    • Giao hàng toàn quốc
    • Được kiểm tra hàng
    • Thanh toán khi nhận hàng
    • Chất lượng, Uy tín
    • 7 ngày đổi trả dễ dàng
    • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

    Giới thiệu ComBo 4 Cuốn: Đúng Việc Đúng Thời Điểm - Những Bài Học Vàng Trong Khởi Nghiệp + Nhà Hàng Không Bao Giờ Nói Không + Khi Nói Không Tôi Thấy Tội Lỗi + Nói Chuyện Thú Vị Như Người Nhật

    Đúng Việc Đúng Thời Điểm - Những Bài Học Vàng Trong Khởi Nghiệp

    Bây giờ là thời đại mà người ta phải phát huy thế mạnh cá nhân mới có thể tồn tại. Thế hệ thanh niên ngày nay ai cũng mang trong mình những giấc mơ, ý tưởng lớn để khẳng định bản thân, muốn dẫn dắt xu hướng. Xung quanh có nhiều người , bạn cũng muốn khởi nghiệp. Vậy thì bạn đã hiểu và nắm rõ khởi nghiệp là một việc như thế nào chưa?
    "Bạn muốn khởi nghiệp, muốn xây dựng doanh nghiệp thì phải hiểu rõ rằng đó không phải là một việc chỉ một lần là thành công, là dừng lại. Một khi đã đặt chân lên con đường này thì bạn phải bước tiếp, bước tiếp mãi."
    Cuốn sách 
    Đúng Việc Đúng Thời Điểm này sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt hơn về  từ những kinh nghiệm đắt giá của tác giả - một nhà khởi nghiệp, đầu tư thành công và một số nhà tỉ phú khác. Mong rằng các bạn trẻ đang ấp ủ khởi nghiệp sẽ có những trải nghiệm đặc sắc và thành công.

     

    Nhà Hàng Không Bao Giờ Nói Không

    Bạn biết đến cụm từ người làm dịch vụ từ khi nào?

    Từ ngày còn là học sinh, khi bản thân bắt đầu có ý thức về cụm từ này thì tôi đã luôn nghĩ nó liên quan đến ngành dịch vụ ăn uống.

    “Đàn ông thì phải biết tự lập.”

    Từ thời ấu thơ tôi đã được cha dạy như thế, và cho đến những năm đầu của tuổi hai mươi, khi xác định được ý nghĩa mục đích sống của bản thân thì tự nhiên phương hướng nghề nghiệp của tôi lại đi theo ngành dịch vụ ăn uống này.

    Tuy nhiên, dù rất quan tâm đến ngành dịch vụ ăn uống, tôi lại là một người chỉ chăm chăm thành thạo các công việc của một người thợ chứ không đặt nặng và coi trọng các vấn đề liên quan đến “con người” như khách hàng và nhân viên cho lắm. Nhưng trong thời gian được làm quản lý của một quán bar có tên Duke ở Shimokitazawa, quan điểm của tôi đã hoàn toàn thay đổi.

    Tôi đã gặp được một người anh đi trước vô cùng đáng kính. Tôi cũng đã tạo được mối quan hệ gắn bó thân thiết còn hơn cả bạn bè với khách hàng. Trong cuộc sống thường ngày dường như luôn thấm đẫm “tình người” ở Duke, thỉnh thoảng tôi lại đặc biệt cảm nhận được “hơi ấm yêu thương” chưa từng có từ trước tới nay, khiến bản thân khắc cốt ghi tâm hơn bao giờ hết.

    Sau đó, nhờ mối duyên với người anh đi trước ấy mà tôi liên hệ được với một nhà hàng mới mở ở Roppongi. Năm 2002 tôi nghỉ việc ở quán bar Duke, ít lâu sau thì vào làm cho nhà hàng đó - nhà hàng Casita.

    Vậy là tôi đã có một “cuộc gặp gỡ” tình cờ với Casita. Nhà hàng này liên tục mở rộng quy mô, sau hơn mười năm đã lên tới hơn một trăm chỗ ngồi dành cho khách hàng. Nhà hàng này vềsau được gọi là “Nhà hàng kỳ tích”, cách làm dịch vụ của nó đã trở thành chủ đề “hot” trên internet cũng như các phương tiện truyền thông và được rất nhiều khách hàng truyền tai nhau.

    Những kinh nghiệm có được về quan hệ giao tiếp với khách hàng ở mọi lĩnh vực khác nhau “mà có chung một từ khóa là dịch vụ” đều do tôi tích lũy được trong suốt mười mấy năm làm việc tại Casita, từ thời kỳ quá độ tới thời kỳ phát triển vượt bậc của nó, từ khi tôi còn là một nhân viên bình thường cho đến khi thành thạo mọi công việc của một tổng quản lý nhà hàng.

    Những kinh nghiệm ấy đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc đời của tôi. Sau khi tôi nghỉ việc ở Casita, tôi đã chuyển sang hoạt động với tư cách là một nhà tư vấn về chất lượng dịch vụ vàvẫn tiếp tục áp dụng những kinh nghiệm ấy.

    Cho tới bây giờ, tôi mới biết rằng từ khóa “dịch vụ” có thể vượt qua bức tường ngăn cách các ngành nghề với nhau. Và hơn nữa, trong quá trình được tiếp xúc với dịch vụ thông qua việc phục vụ nhà hàng, tôi đã có thể hiểu được rằng tất cả các ngành nghề có liên quan đến “con người” thì đều là ngành dịch vụ.

    Tôi hiểu rõ rằng, những tháng ngày trải nghiệm ấy đã giúp tôi tự ý thức bản thân mình là một người phục vụ, qua đó học được rất nhiều điều và có thể tiếp thu nhiều kiến thức.

    Có công ty dù ở thời kỳ nào cũng trên đà phát triển và mở rộng kinh doanh.

    Có nhà hàng luôn luôn được yêu mến, bất chấp cả thời gian.

    Có người vẫn không ngừng nâng cao thành tựu, bất kể tình hình xung quanh đang như thế nào.

    Nếu để ý chúng ta sẽ thấy, ở tất cả những ví dụ trên đều tồn tại yếu tố “con người”.

    Cuốn sách này sẽ tổng hợp lại những sự kiện thực tế đã xảy ra trong khoảng thời gian vô cùng ý nghĩa của tôi - một người làm dịch vụ - khi chuyển từ một quán bar sang làm việc tại một nhà hàng, cùng những cảm nhận của tôi khi đó. Ở phần đầu mỗi chương, tôi sẽ kể lại những chuyện thực tế xảy ra tại nơi mình làm việc, rồi ở phần nội dung chính sẽ kể chi tiết về những dịch vụ mà mình đã cống hiến toàn bộ tinh thần và sức lực.

     

    Hy vọng rằng tất cả những độc giả có duyên tiếp xúc với cuốn sách này, cũng như tất cả những người có liên quan đến từ khóa “dịch vụ” sẽ có thể cảm nhận được những khả năng vô hạn bị che giấu và sự phong phú mà ngành dịch vụ đang nắm giữ. Nếu được như thế thì quả thật tôi rất lấy làm vinh hạnh.

    Khi Nói Không Tôi Thấy Tội Lỗi

    Lí thuyết và những kĩ năng ngôn từ của liệu pháp tâm lí về sự quyết đoán có hệ thống được phát triển trực tiếp từ trải nghiệm với những người bình thường, trong cố gắng dạy họ một điều gì đó về cách ứng phó hiệu quả với những xung đột mà tất cả chúng ta đều gặp phải khi sống cùng những người khác. Động lực ban đầu của tôi đối với việc phát triển một cách tiếp cận có hệ thống dành cho việc học cách ứng phó quyết đoán bắt đầu vào mùa hè và mùa thu năm 1969, khi tôi đảm nhận vị trí Nhân viên Đánh giá Hiện trạng của trung tâm Đào tạo và Phát triển Peace Corps1, tọa lạc trên những ngọn đồi gần Escondido, California.

    Trong thời gian này, tôi kinh hoàng nhận ra rằng những phương pháp cổ điển – hay còn được biết đến với cái tên hoa mĩ là “bộ công cụ cần thiết” – của những nhà tâm lí học lâm sàng (hay của bất kì những phương pháp điều trị nào khác) đều tương đối hạn chế khi xét đến khía cạnh đào tạo. Can thiệp khủng hoảng, tư vấn cá nhân, điều trị tâm lí cũng như những quy trình nhóm bao gồm đào tạo tính nhạy cảm, hay phương pháp tăng cường sự gặp gỡ thông qua các nhóm, đều chẳng hỗ trợ được gì nhiều cho những học viên tương đối bình thường của Peace Corps trong việc ứng phó với những vấn đề tương tác thường nhật của con người. Chính là những vấn đề mà phần lớn những tình nguyện viên, là những cựu chiến binh, gặp phải tại nơi đất khách quê người, nơi họ đóng quân.

    Sự thất bại của chúng tôi trong việc giúp đỡ những con người đầy nhiệt huyết này trở nên rõ ràng sau 12 tuần đào tạo và tư vấn chuyên sâu. Đó là khi, lần đầu họ thử thực hiện bài giới thiệu sản phẩm máy phun thuốc trừ sâu cầm tay. Trên một cánh đồng bụi bặm, một nhóm những tiến sĩ, nhà tâm lí học, những giảng viên ngôn ngữ cộng thêm một bác sĩ tâm thần học, ngồi xổm và đóng vai một nhóm nông dân ở một vùng hẻo lánh thuộc Mĩ Latinh, còn những tình nguyện viên - cựu chiến binh thì đội mũ rơm, mặc quần đùi, có người đi dép xăng đan, giày cao cổ, giày tennis hoặc chân trần. Khi những học viên bắt đầu bài tập, những người nông dân giả hiệu tỏ ra không mấy quan tâm đến máy phun thuốc trừ sâu, mà chỉ chú ý đến những kẻ lạ mặt đang đặt chân lên cánh đồng của làng họ. Những học viên thể hiện kiến thức nhất định về nghề nông, về cách kiểm soát sâu bệnh, cách tưới tiêu hay bón phân, nhưng chẳng một ai đưa ra được một câu trả lời đáng tin cậy cho những câu hỏi mà những người họ muốn giúp đỡ sẽ đưa ra trước tiên: “Ai đã cử các anh đến đây để bán cho chúng tôi cái máy này? Sao các anh lại muốn chúng tôi sử dụng chúng? Sao các anh phải đi từ Mĩ đến tận đây để nói với chúng tôi điều này? Các anh được lợi ích gì từ việc này? Sao các anh lại đến làng chúng tôi đầu tiên? Sao chúng tôi lại phải có những vụ mùa tốt hơn?”. Mỗi khi những học viên cố gắng, trong vô vọng, nói về máy phun thuốc trừ sâu, thì những người đóng vai nông dân kia lại tiếp tục đưa ra những câu hỏi về lí do những học viên này tới đây. Không một học viên nào, theo tôi nhớ, có thể phản hồi một cách quyết đoán, đại loại như: “Quien sabe, Ai có thể trả lời được hết những câu hỏi của mọi người? Không phải tôi.

    Tôi chỉ biết rằng mình muốn đến làng của các bác, để gặp các bác và chỉ cho các bác thấy cách chiếc máy này có thể giúp các bác làm ra nhiều nông sản hơn. Nếu các bác muốn có thêm nông sản, có lẽ tôi có thể giúp được các bác.”

    Thiếu đi thái độ không phòng vệ và phản ứng bằng ngôn từ quyết đoán trong tình huống không có khả năng phòng vệ khi bị chất vấn về những động cơ đáng ngờ, phần lớn học viên có một trải nghiệm đáng xấu hổ và không thể nào quên.

    Chúng tôi đã dạy họ cách dùng từ phù hợp, về văn hóa và kĩ thuật chuyên môn nhưng hoàn toàn không chuẩn bị cho họ phương pháp ứng phó một cách quyết đoán và tự tin trước những xét đoán mang tính phê bình của đám đông về động cơ, mong muốn, điểm yếu và thậm chí là cả điểm mạnh – nói tóm lại, là những xét đoán về con người họ. 

     

    Chúng tôi không dạy họ cách đối phó với những tình huống khi họ muốn nói về nghề nông, còn những người nông dân giả hiệu kia (cũng như bất kì người nông dân thực thụ nào) chỉ muốn nói về bản thân những học viên đó. Tất cả chúng tôi đều có những ý tưởng mơ hồ về tình huống ấy, nhưng chẳng có ai trong số chúng tôi giúp được gì nhiều. Chúng tôi không dạy học viên cách khẳng định bản thân họ mà không cần biện hộ, hay đưa ra lí do cho những gì họ làm hoặc muốn làm.

    Nói Chuyện Thú Vị Như Người Nhật

    Dù trước nay bạn luôn bị mọi người coi là nhàm chán, nhưng với cuốn sách này bạn nhất định có thể nói chuyện thú vị hơn

    Hết giờ làm ở công ty, trong lúc chờ thang máy xuống tầng, bạn được anh A - một “người nổi tiếng” của phòng ban bên cạnh bắt chuyện. Nhưng trên đường cùng đi bộ đến ga tàu điện, bạn lại chẳng biết nói thêm chuyện gì. Bầu không khí lúc ấy thật gượng gạo, không thoải mái (mặc dù bạn không muốn bị đánh giá là người nhàm chán). Hay trong bữa tiệc của công ty, bạn nhân lúc không khí đang lắng xuống kể về bài học thất bại của bản thân trong quá khứ nhưng mọi người đều im lặng, không ai phản ứng gì. (Bạn lo sợ nghĩ “Chết rồi, tiếp theo mình phải làm gì đây?”) Bạn đưa mắt nhìn quanh, thấy nhóm người kế bên đang nói chuyện rất rôm rả hào hứng, bạn càng tự trách bản thân “Tại sao mình cố gắng hết sức rồi mà vẫn chẳng thể thu hút được mọi người?” Có lẽ bất cứ ai trong chúng ta cũng từng trải qua những tình huống như thế này. Có thể nói hầu hết những phiền muộn của chúng ta đều bắt nguồn từ mối quan hệ giữa con người với con người. Đó chính là vấn đề thuộc về kĩ năng giao tiếp, khi không thể truyền đạt được những điều bản thân muốn nói và đôi khi còn gây hiểu lầm cho người khác. Điều này khiến cho cuộc nói chuyện trở nên kém sôi nổi, dần đi vào ngõ cụt.

    Nhưng nếu truyền tải được tâm tư tình cảm của mình, để người nghe cũng hiểu và đồng cảm với câu chuyện của mình, thì cuộc trò chuyện sẽ được tiếp diễn, và từ đó mối quan hệ giữa bạn và những người xung quanh trở nên gắn kết hơn.

    Tôi từng là đạo diễn của những bộ phim và chương trình truyền hình như Salaryman NEO, Amachan, hay chương trình hài đầu tiên của Shimura Ken trên kênh NHK có tên là Tonari Shimura. Hầu như công việc của tôi đều liên quan đến những chương trình có những tình tiết hài hước gây cười cho khán giả nên tôi nắm rất rõ những yếu tố nào tạo ra sự thú vị trong giao tiếp. Trong khoảng thời gian làm những chương trình đó, cách giao tiếp thường ngày của tôi cũng thay đổi theo và dần dần mọi người thích thú với những câu chuyện tôi kể. Chính vì vậy, trong cuốn sách này, tôi sẽ chia sẻ với các bạn cách nói chuyện sao cho thật thú vị.

    Suốt cho đến những năm đầu của tuổi 30, tôi luôn rất buồn phiền bởi không thể truyền tải trọn vẹn những gì mình muốn nói đến người khác. Hơn thế nữa, tôi cũng cảm thấy bất mãn bởi người đối diện không cho rằng tôi thú vị như bản thân tôi vẫn nghĩ. Tuy nhiên, để sản xuất chương trình, tôi phải chú ý quan sát cách diễn viên và đội ngũ nhân viên trao đổi với nhau. Tôi có thực sự lắng nghe lời đối phương nói không? Có lẽ vì bản thân làm các chương trình hài kịch nên tôi đã cho rằng mình bắt buộc phải trở nên thú vị nhưng lại không hề chú ý tiếp nhận câu chuyện của người khác.

    Sau đó tôi đã thay đổi hoàn toàn cách suy nghĩ, trước tiên tôi cố gắng hết mình để lắng nghe đối phương.

    Và rồi phản ứng của mọi người xung quanh đã thay đổi rất nhanh chóng.

    Tôi đã hoàn toàn tin tưởng vào những gì cuốn sách này viết.

    Rằng chính sự quan tâm đến suy nghĩ, cảm xúc của người khác là “cốt lõi” khiến câu chuyện trở nên cuốn hút người nghe, và nếu sở hữu điều đó thì chẳng có ai là không thể nói chuyện thú vị được.

    Tuy nhiên, có lẽ sẽ có những người suy nghĩ tiêu cực như thế này “Không, mình không thể làm được”, hay “Thôi bỏ đi, có kể chuyện ra thì mọi người cũng cho là nhạt nhẽo” hay “Từ trước đến nay mình cũng đọc sách mà có cải thiện thêm được gì đâu”.

    Nhưng cuốn sách này sẽ đem lại cho bạn những trải nghiệm hoàn toàn khác biệt. Đó là bởi cuốn sách chứa đựng những bí quyết khiến cho người khác đánh giá bạn là con người thú vị, dù trên thực tế không phải như vậy. Mỗi cá nhân có cách nhìn nhận khác nhau về sự hài hước. Vì vậy không phải tất cả những người xung quanh đều hưởng ứng câu chuyện của bạn. Tuy nhiên, ít nhất bạn có thể phát huy và áp dụng hiệu quả nổi bật của những kĩ năng này với những người bạn muốn tiếp cận và muốn trở nên thân thiết với họ.

    Tôi muốn nhấn mạnh rằng, cuốn sách này không chứa những kiến thức có vẻ học thuật được viết bởi một vị giảng viên đại học hay diễn giả chuyên nghiệp, mà chỉ có những kĩ năng giao tiếp thực tế, thường thấy trong cuộc sống thường ngày của chúng ta, không giới hạn trong một ngành nghề nào hết. Tôi đảm bảo rằng, đây sẽ là cuốn sách giúp bạn có thể thực hiện những cuộc hội thoại thường nhật một cách dễ dàng, thoải mái. Và tôi cũng mong muốn rằng các bạn có cuốn sách này trong tay, để cuộc đời của các bạn trở nên phong phú và có nhiều trải nghiệm thú vị hơn.

     

    Teruyuki Yoshida

    Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


    Giá NEXMS

    Thông tin chi tiết

    Công ty phát hànhMinh Long
    Kích thước14*21
    SKU6334345204965
    Liên kết: Phấn bắt sáng Veil Glow Highlighter fmgt The Face Shop