Đằng Sau Mặt Báo - Hồi Ký Chân Dung Báo Chí Việt Nam Buổi Ban Đầu Đến 1945

Tác giả: Trần Đình Ba | Xem thêm các sản phẩm Tiểu sử - Hồi ký của Trần Đình Ba
Đằng Sau Mặt Báo - Hồi Ký Chân Dung Báo Chí Việt Buổi Ban Đầu Đến 1945 Đề tài cho cuốn sách Đằng sau mặt báo đến bất chợt với tác giả, ngẫm ra, là bởi từ việc đọc sách mà nên. Và để nói về điều đó, p...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Đằng Sau Mặt Báo - Hồi Ký Chân Dung Báo Chí Việt Nam Buổi Ban Đầu Đến 1945

Đằng Sau Mặt Báo - Hồi Ký Chân Dung Báo Chí Việt Buổi Ban Đầu Đến 1945

Đề tài cho cuốn sách Đằng sau mặt báo đến bất chợt với tác giả, ngẫm ra, là bởi từ việc đọc sách mà nên. Và để nói về điều đó, phải tính tới điểm khởi phát ý tưởng chợt đến, khi tác giả đọc hồi ký Những năm tháng ấy của Vũ Ngọc Phan, thấy rằng nhà phê bình văn học họ Vũ đề cập nhiều đến những tờ báo ông từng đọc, từng cộng tác hay sáng lập, điều hành như L'Avenir du Tonkin, Trung Bắc Tân văn, Hà Nội Tân văn

Nhưng đó mới chỉ là manh nha ý tưởng thôi. Phải đến khi đọc Bước đường viết văn của Nguyên Hồng, những phác thảo ban đầu cho hình hài một tác phẩm mới thực sự hình thành trong tâm tưởng người viết. Và e rằng có thể quên ý tưởng thoáng qua, theo thói quen mỗi khi đọc sách, tác giả ghi lại ngay phác thảo cho đề tài bằng cây bút chì quen thuộc vào trang tên sách. Để từ đây, cứ lần hồi, những hồi ký, hồi ức, nhật ký, ghi chép của nhà văn, nhà thơ, ký giả Việt, hay sĩ quan, nhà báo Phá được tìm kiếm để đọc, đánh dấu lại những gì liên quan đến đề tài. Và cũng cố gắng bằng nhiều cách tiếp cận để đọc, tìm hiểu những tờ báo xưa của thời mới ra đời báo chí nước Việt cho đến năm 1945, từ đó mà gom góp nhặt nhạnh, hình thành nên tác phẩm Đằng sau mặt báo.

Đằng sau mặt báo chỉ dám gom góp “những mảnh vụn ký ức” của người đương thời mà thành hình tác phẩm này. Chắc chắn rằng, với số lượng hơn 1.000 tờ báo Pháp ngữ và Việt ngữ xuất bản ở Việt Nam thời gian 1865 - 1930 theo nghiên cứu của Huỳnh Văn Tòng, đó là mới chỉ đến 1930, chứ chưa phải là 1945 đầu, thì những ghi chép được thể hiện trong tác phẩm này, là không đủ, nếu không nói là rất vụn vặt. Tiếng là “ký ức” nhưng nó không chỉ là những ký ức, hồi tưởng từ những hồi ký, ghi chép của những người đương thời, mà có thể là cả những bài viết trên báo chí dạo ấy về những vấn đề liên quan trực tiếp tới báo chí, ký giả đương thời như về chế độ kiểm duyệt, về nhận định, đánh giá tờ báo cụ thể nào đó trên báo bạn, về ký giả nào đó trong tranh luận văn nghệ Bởi vậy, chữ “ký ức” cũng chỉ mang tính ước lệ mà thôi, nên ở tác phẩm này, chắc chắn không thể đầy đủ, mà thậm chí còn là thiếu rất nhiều những tờ báo hiện diện trong lịch sử báo chí nước Việt 1945 trở về trước. Đó là do sự thiếu hụt tư liệu của chúng tôi, hoặc còn nhiều ghi chép, nhiều mảnh ký ức mà chúng tôi, với kiến văn hạn chế, đọc chưa tới, đào chưa sâu. Thiếu sót ấy, xin tự nhận trước với quý độc giả và các nhà chuyên môn.

Tác phẩm này dựa nhiều vào ghi chép của người đương thời, những mảnh ký ức rời rạc về báo chí, những bài viết từ báo chí mà ghép lại để nói về những tờ báo cụ thể ở Phần I, và tiếp đó là về nghề báo với những ghi chép liên quan đến hoạt động báo chí, đến tòa soạn, tranh luận văn nghệ trên báo, đến kiểm duyệt bá Phần II. Nói là “những mảnh ký ức rời rạc về báo chí”, cụ thể ở đây là những nhật ký, hồi ký, là bài viết trên báo của những người đương thời, là những văn thi sĩ, nhà báo sống ở thời đó trực tiếp viết ra. Họ là những Trương Vĩnh Ký (Gia Đinh báo Thông loại khóa trình), Đặng Thúc Liêng (Việt dân báo khai tông minh nghỉa [nghĩa], Trương Vỉnh [Vĩnh] Ký hành trạ), Diệp Văn Kỳ (Chế độ báo giới Nam Kỳ năm mươi sáu năm nay); là Tản Đà (Giấc mộng lớn, An Nam tạp chí), Phạm Quỳnh (Nam Phong tạp chí), Nguyễn Văn Vĩnh (Đông Dương tạp chí) và họ là Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam (Phong hóa, Ngày nay), Thế Lữ, Anh Thơ (Từ bến sông Thương) cùng nhiều tên tuổi khác đã hiện diện trong làng văn, làng báo dạo ấy. Thế hệ này kế tiếp thế hệ kia cùng nghiệp cầm bút, và không ít thì nhiều, đều đã ghi tên mình trên nhiều trang báo.

Trẻ trung hơn nhưng cũng có mặt trên văn đàn 1945 về trước, có thể kể đến Nguyên Hồng (Bước đường viết văn), Vũ Ngọc Phan (Những năm tháng ấy), Nguyễn Huy Tưởng (Đến với văn chương và cách mạng), Nguyễn Vỹ (Văn thi sĩ tiền chiến) Lại tập tễnh bước vào nghề, hoặc siêng đọc tiếng viết nhưng tuổi đời còn nhỏ, suy nghĩ còn nông, mà đã sớm yêu sách vở, báo chương, nên không ít thì nhiều có những ký ức liên đới tới báo chí thì có Vương Hồng Sển (Thú chơi sách, Sài Gòn năm xưa, Dở mắm) Hạn hữu có trường hợp của nhân chứng sống từng viết báo những năm 1940 cũng được chúng tôi tận dụng khai thác thông tin dù rất ít ỏi. Đó là trường hợp nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư nay đã hơn 100 tuổi, từng viết bài trên báo Truyền bá.

Một nguồn tư liệu đáng chú ý không thể bỏ qua dù hạn chế, là từ những ghi chép của người Pháp như Louis Roubaud với Việt Nam, bi thảm Đông Dương, Claude Bourrin với Bắc kỳ xưa, Đông Dương ngày ấy (1898 - 1908) đề cập đến những tờ báo Pháp ngữ như Le Courrier d'Haiphong, L'Avenir du Tonkin, Les Pages Indochinoise.

Báo chí Việt Nam từ thuở ban đầu đến 1945 là một bức tranh rộng về không gian và dài về thời gian. Những gì chúng tôi thể hiện được trong tác phẩm này với số lượng báo chí được viết ra, thật chỉ như dăm hạt muối trong biển cả mênh mông mà thôi. Do đó, để khôi phục lại bức tranh vĩ đại ấy, với khả năng hạn chế của bản thân người viết, cùng sự khan hiếm về tư liệu, thực sự là một công việc bất khả. Chúng tôi chỉ dám bày tỏ rằng, thực hiện tác phẩm này, người viết mong góp thêm một vài “nét cọ” trong bức tranh ấy. Làm được vậy, đã là sự may mắn, vinh dự lắm. Chưa kể rằng, vì dùng nguồn tư liệu trong đó có bài báo, hồi ký, nhật ký của những người trong cuộc dạo ấy, họ đa phần trực tiếp tham gia viết báo, nên có những nhận định, bình luận sẽ không khỏi mang tính chủ quan, nhất là về nhân vật làm báo hoặc tờ báo có ý hướng chính trị, sẽ có những góc nhìn khác nhau, thậm chí là trái ngược giữa hai làn khen chê, nên không tránh khỏi có những thiên kiến chủ quan của tư liệu.

Ở đôi chỗ, tác giả hồi ký, nhật ký hay người viết bài trên báo dạo ấy còn bị ảnh hưởng bởi nhân sinh quan, thế giới quan, thậm chí là thái độ chính trị đối với tờ báo hay nhà báo được đề cập, dẫn tới thậm chí là có nhận định, đánh giá khác nhau. Điều này đơn cử có thể thấy rất rõ ở tờ Nam Phong và Phạm Quỳnh nhận về những góc nhìn trái chiều. Do đó chắc chắn những ghi chép ấy không phản ánh được đúng hết, toàn diện về tờ báo, ký giả được nói tới. Đó cũng là điểm hạn chế ở dạng tài liệu tham khảo này.

Vì là hồi ký, hồi ức được viết ra về những việc, những người cách một thời gian tương đối xa, nên có khi trí nhớ của tác giả không thể chính xác hết, có lúc dẫn tới nhớ sai, nhớ nhầm. Điều đó dẫn tới khi sử dụng tư liệu lại phải có sự đối chiếu, so sánh để minh định lại, nhưng không dám chắc đã đối sánh cho kỹ càng được. Có thể thấy trường hợp như ghi chép của Vũ Bằng với Truyền bá hay Hồ Hữu Tường khi nhớ về tạp chí Tháng Mười, hồi ký của Trần Huy Liệu về báo Đời mớ Có những thông tin thực sự gây khó vì không thể có hoặc chưa tìm thấy tài liệu tham khảo khác để đối chiếu.

Có một số tờ báo khi tiếp cận trực tiếp với nguồn tư liệu là báo đó, chúng tôi thấy có những sai khác thực tế so với các tài liệu người đi trước đã viết về thời gian tồn tại của báo, về nội dung cơ bản của báo cùng những người liên đớ hoặc có tờ báo (Đông Việt trùng thư, Nam thanh Công giáo, Phật hóa tân thanh niên, Sống, Phương Đông) lại chưa được vinh dự điểm mặt trong các sách liên quan đến báo chí như Từ điển thư tịch báo chí Việt Nam, Thư tịch báo chí Việt Nam, Lịch sử báo chí Việt Nam) Điều này là hết sức bình thường khi việc tiếp cận tư liệu mỗi thời là khác nhau. Với những sai khác hoặc thiếu hụt đó và trên cơ sở tài liệu có được với độ xác tín cao, chúng tôi mạnh dạn xử lý và đưa ra ý kiến của bản thân, không mong gì hơn là bổ chính được điều gì còn thiếu hoặc sai lệch góp phần làm cho thông tin được chuẩn xác, đó cũng là sự bạo gan đôi chỗ chứ không có ý gì khác hơn ngoài câu chữ.

Trong khi thực hiện tác phẩm này, có những báo rất nhiều tư liệu như Nam Phong, An Nam tạp chí, Ngày nay, Phong hó Hiện nay tư liệu từ các số báo này là rất dồi dào, cũng như ghi chép của những người làm báo về các báo, tạp chí đó cũng rất nhiều. Nhưng chính vì thế cũng gây khó khăn khi phải đọc nhiều, xử lý tư liệu nhiều để chắt lọc. Lại có những tờ báo như Trung hòa nhật báo, Thực nghiệp dân bá với hàng trăm, hàng nghìn số qua thời gian tồn tại, đọc ra sao, gạn lọc thế nào để cho đủ, cho gọn tư liệu là cả một sự khó khăn. Lại nữa, có những tờ báo không thấy mặt mũi, dáng hình ra sao mà chỉ biết qua hồi ký, nhật ký của người đương thời với thông tin ít ỏi như Phan Yên báo, Ngày mớ

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá CYPEPE

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhNXB Tổng Hợp TP. HCM
Ngày xuất bản2022-07-07 00:00:00
Kích thước16x24 cm
Loại bìaBìa mềm
Số trang536
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Tổng hợp TP.HCM
SKU2947566915904
Liên kết: Mặt nạ chăm sóc da tay Rich Hand V Special Care Hand Mask The Face Shop