Roland Barthes, sinh ngày 12 tháng 11 năm 1915 tại Cherbourg (Manche) và mất ngày 26 tháng Ba năm 1980 tại Paris, là một nhà văn và nhà kí hiệu học người Pháp. Ông là một trong những người đặt nền món...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Những Huyền Thoại

Roland Barthes, sinh ngày 12 tháng 11 năm 1915 tại Cherbourg (Manche) và mất ngày 26 tháng Ba năm 1980 tại Paris, là một nhà văn và nhà kí hiệu học người Pháp. Ông là một trong những người đặt nền móng cho chủ nghĩa cấu trúc và kí hiệu học Pháp.

"Những Huyền thoại (Mythologies, 1957)" là cuốn sách nổi tiếng thứ nhì của Barthes, tập hợp những bài tiểu luận ngắn, viết từ 1954 đến 1956, theo dòng thời sự. Huyền thoại là tác phẩm đầu tiên bộc lộ sự tài hoa và tính sáng tạo trong cách phê bình của Barthes, đồng thời cũng trình bày cho biết, thế nào là phê bình ký hiệu học. Mỗi hình ảnh Barthes đưa ra để phân tích, đều được coi như một huyền thoại của thời nay, một biểu tượng tôn sùng của đám đông, của tập thể quần chúng. Barthes xác định rằng: ông có hai định hướng trong cuốn sách này: thứ nhất là phê bình hình thức văn hoá vẫn được gọi là ngôn ngữ quần chúng, qua những mẫu huyền thoại, và thứ nhì, ông muốn tháo gỡ, lật tung những khuôn mẫu ấy ra bằng phương pháp ký hiệu.

Barthes cho biết: "Tôi vừa đọc Saussure, và tôi tin chắc rằng nếu ta coi những "biểu tượng tập thể" này như một hệ thống ký hiệu, thì ta có thể thoát khỏi sự tố giác mù quáng và biết đến tận chi tiết sự lừa phỉnh đã biến đổi văn hoá trưởng giả trung lưu thành bản sắc chung chung như thế nào".

Khi phân tích và phê bình những huyền thoại xuất hiện trong đời sống hàng ngày của người dân Pháp, thập niên 50, trên báo chí, tranh ảnh, phim ảnh, triển lãm, kịch trường, Barthes đã khám phá ra, dưới bề mặt huyền thoại mà người ta tưởng là "tự nhiên nó như thế", xem có gì thật sự là tự nhiên, hay chỉ là những sắp đặt, những lạm dụng, để phục vụ những ý thức hệ tư tưởng. Barthes muốn phân tích, giải mã huyền thoại, đồng thời điều tra xem đằng sau huyền thoại, người ta muốn tạo dựng nên cái gì? Họ làm với mục đích gì?

Đề tài huyền thoại của Barthes rất thay đổi: từ trận đấu giữa hai đô vật, đến nhân vật César trên màn ảnh; từ hình ảnh nhà văn André Gide đi nghỉ hè, đến vụ án Dominici; từ sự phân biệt giữa người nghèo và bần cố nông vô sản, đến khuôn mặt thần thánh của Cha Pierre; từ khuôn mặt nữ thần điện ảnh Greta Garbo, đến miếng bifteck và khoai tây rán, hay bộ óc Einstein; từ cuộc đua xe đạp vòng quanh nước Pháp đến việc xem strip-tease, xem bói, ở Paris, Có tất cả 54 bài viết ngắn, khoảng trên một trang, về những đề tài hoàn toàn khác nhau như thế. Cách viết rất độc đáo.

Barthes luôn luôn đưa ra những nhận xét bất ngờ: Ví dụ trong bài Khảo sát hình tượng cha Pierre (Iconographie de l'abbé Pierre); khi phân tích khuôn mặt cha Pierre, Barthes viết: "Huyền thoại về Cha Pierre xây dựng trên một lá bài quý giá: đó là khuôn mặt của ông. Khuôn mặt đẹp, biểu dương toàn bộ ký hiệu của một giáo đồ: với cái nhìn nhân từ, mái tóc cắt theo kiểu các cha dòng thánh franciscain, bộ râu quai nón rất giáo sĩ, tất cả những thứ đó còn được cộng thêm chiếc áo khoác Canadienne đúng theo lối thày tu-thợ thuyền, với cả cây gậy của người hành hương. Tựu trung, tất cả mật mã của huyền thoại và tiến bộ đều nằm trong những ký hiệu đó."

Tiếp đó Barthes phân tích mái tóc và bộ râu quai nón của cha Pierre kỹ và sâu hơn, để chứng minh rằng người ta đã dùng những yếu tố ngoại vi, những yếu tố giả hình, để nâng đối tượng lên hàng huyền thoại:

"Cha Pierre, của báo Paris Match, của cinéma, ngay từ phút đầu, đã được hội tông đồ trình diện với đầy đủ phụ tùng, sẵn sàng để đi vào cuộc du hành lớn của những tái thiết và những huyền thoại". Và ông kết luận: "Tôi rất ngại một xã hội tiêu thụ tham lam ngấu nghiến đến cả thứ áp-phích phô trương lòng từ thiện như thế, mà quên nghĩ đến hậu quả, đến những dụng ý và giới hạn của nó".

Trong bài Bộ óc Einstein (Le cerveau d'Einstein) Barthes còn tinh tế và mỉa mai hơn nữa, ông cho rằng: Bộ óc Einstein là một thuyền thoại ai cũng biết, đó là bộ óc vĩ nhân. Chính Einstein cũng góp phần vào huyền thoại đó, cho nên ông đã để di chúc tặng lại bộ óc quý giá của mình, và hai bệnh viện tranh nhau như thể bộ óc đó là thứ động cơ kỳ dị mà người ta có thể tháo ra để tìm xem nó chạy như thế nào. Có cái ảnh chụp Einstein nằm, đầu cắm đầy dây điện: thì ra người ta đang ghi những sóng từ óc ông phát ra, trong lúc ông suy nghĩ về thuyết tương đối (dĩ nhiên người ta đã dặn ông trước về việc suy nghĩ, còn thế nào là suy nghĩ thì chưa biết).

Đặc biệt nữa, còn có hai hình ảnh khác: Một ảnh chụp Einstein đứng bên cạnh cái bảng đen chằng chịt công thức toán học rối rắm; một bức tranh vẽ Einstein tay cầm phấn, vừa viết xong trên bảng đen, công thức toán học nhiệm màu: E= mc2.

Huyền thoại Einstein điều chế ra một thứ thiên tài không có vẻ gì là thần diệu: hoạt động tư tưởng của ông là thứ sinh hoạt hoàn toàn cơ năng, tương tự như công việc của cái máy làm xúc xích, hay máy tán bột, hoặc nghiền quặng: tức là, ông không ngừng sản xuất ra tư tưởng hệt như cái máy xay bột. Và cái chết đối với ông, trước hết, chỉ là sự nghỉ việc, họ bảo: "Bộ óc tốt nhất thế giới ấy đã ngừng suy nghĩ".

Tất nhiên bộ máy thiên tài này có nhiệm vụ sản xuất ra những phương trình. Qua huyền thoại Einstein, mọi người thú vị tìm thấy hình ảnh của một thứ tri thức đã đóng thành công thức. Mọi chuyện có vẻ rất đơn giản: đó là một bộ óc đã xém tìm ra phương trình bí mật về vũ trụ, Barthes viết:

"Chỉ có một bí mật duy nhất của thế giới, và bí mật này nằm trong một chữ, vũ trụ là cái két sắt mà cả nhân loại tìm con số để mở: Einstein hầu như đã tìm thấy. Đó là nội dung huyền thoại Einstein. () Vì tính đơn giản bất ngờ, phương trình lịch sử E=mc2, đã gần như thực thi ý tưởng thuần túy về chiếc chìa khoá thần, chỉ làm bằng một thứ kim loại, thẳng, trần trụi, dễ dàng mở ra như phép lạ, cái mà người ta đã tìm kiếm trong nhiều thế kỷ". Và để thêm phần thi vị, phải có một chút thất bại của thiên tài, cho nên mọi người tiếc nuối: Einstein chết đi mà không kịp kiểm chứng lại "phương trình diễn giải bí mật vũ trụ".

Rút cục, Huyền thoại là gì? Trong bài ở cuối sách, tựa đề Huyền thoại, ngày nay (Le mythe, aujourd'hui), Barthes phân tích huyền thoại như một ký hiệu, ông cho rằng: huyền thoại là một lời nói (une parole), là một hệ thống thông tin, là một thông điệp, là một cách biểu hiện, là một hình thức diễn đạt. Huyền thoại là một hình thức biếm họa, là sự "ăn cắp ngôn ngữ" để làm một việc khác.

Với tác phẩm Mythologies, Barthes đã thực sự thành công trong việc giải mã huyền thoại, lật mặt trái của nó, và chỉ ra các ý đồ ý thức hệ nằm sau các huyền thoại.

Thụy Khuê

Nguồn:

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá DVT

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhNhà Xuất Bản Tri Thức
Ngày xuất bản2022-10-01 13:46:58
Dịch GiảPhùng Văn Tửu
Loại bìaBìa cứng
Số trang410
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Tri Thức
SKU3367135701242
Liên kết: Mascara đa năng Maxx' Eye Mascara 02 Ultra Maxx fmgt The Face Shop