Những Liệt Sỹ Thời Bình - Phùng Văn Khai Do đặc điểm nghề nghiệp, tôi thường xuyên được tiếp xúc với những người mẹ, người vợ liệt sĩ. Nhưng ám ảnh nhất với tôi là trong những ngày cuối cùng của năm...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Những Liệt Sỹ Thời Bình - Phùng Văn Khai

Những Liệt Sỹ Thời Bình - Phùng Văn Khai

 

Do đặc điểm nghề nghiệp, tôi thường xuyên được tiếp xúc với những người mẹ, người vợ liệt sĩ. Nhưng ám ảnh nhất với tôi là trong những ngày cuối cùng của năm 2009, chuyến công tác Hà Tĩnh, tôi được gặp mẹ Nguyễn Thị Khơi, mẹ của liệt sĩ mới hy sinh Lê Văn Phượng.

Tổ chức đang tiến hành làm thủ tục để truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND cho anh. Trong cái mưa rét dưới 5oC, mẹ nằm đó không còn nói được và cũng không nhìn thấy gì nữa, nhưng nỗi đau của mẹ ở cái tuổi ngoài tám mươi đã khiến tất cả chúng tôi phải bàng hoàng.

Nơi anh sinh là vùng quê Liên Hòa, xã Thanh Liên, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Nơi anh ngã xuống là dòng sông Thạch Hãn, Quảng Trị, dòng sông của nhiều anh hùng liệt sĩ đã vĩnh viễn để lại tuổi thanh xuân của mình cho Tổ quốc trong các cuộc chiến tranh. Anh hy sinh không phải trong chiến tranh mà là khi đất nước đang từng ngày đổi mới, ở cái tuổi sung sức nhất của đời người, tuổi bốn mươi lăm khi dầm mưa lũ cứu dân. Anh là Trung tá Lê Văn Phượng, trợ lý chính trị Ban Chỉ huy Quân sự thị xã Quảng Trị, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị, Quân khu 4, vùng đất lửa anh hùng.

Trước những người lính chúng tôi, mẹ Nguyễn Thị Khơi đang nằm đó trong căn nhà ba gian bão vừa làm tốc mái mà anh đã hứa với mẹ sẽ lợp lại trong đợt phép cuối năm. Nhưng lời hứa đã không thể thực hiện được nữa. Căn nhà trống hoác, gió bấc quất từng đợt răng rắc trên những tấm lợp xi-măng xám xịt sứt mẻ nham nhở. Mọi người đều chìm vào im lặng. Chúng tôi không biết nói gì với mẹ, chỉ biết lặng lẽ gom những gộc củi chất vào chiếc chậu nhôm đặt sát giường đang ngùn ngụt bốc khói như một đám cháy nhà. Từng giọt nước mắt lặng lẽ nhỏ lèo xèo vào than nóng. Mẹ đã không nói một câu nào sau khi biết anh hy sinh và cũng từ đấy mẹ không dậy được nữa. Ðôi mắt đột nhiên hoàn toàn không nhìn thấy gì kể từ lúc chiếc lá vàng run rẩy trước gió chứng kiến chiếc lá non xanh, chiếc lá đầu đàn, trụ cột của gia đình rời bỏ mẹ. Không bao giờ mẹ nghĩ đến điều này. Càng không bao giờ những người ngồi bên mẹ tin đó là sự thật. Mẹ sinh được bảy đứa con trong đói nghèo, lam lũ, giặc giã triền miên. Rồi mẹ nuôi con một mình, người chồng, cha của bảy đứa con sớm rời về thế giới bên kia để lại chiếc thuyền nhỏ chèo chống nơi bến nước sông Lam thui thủi. Bao nhiêu nước sông Lam là bấy nhiêu cơ cực, tủi hờn, gian nan và thiệt thòi của mẹ. Anh là con cả, phía sau là những người em lam lũ, vất vả, đánh vật với hạt lúa củ khoai nơi vùng đất nghèo của dải đất miền trung bão gió. Trong cơn bão định mệnh ấy, khi anh vừa điện về dặn vợ gom góp mấy tấm lợp để anh về sửa nhà cho mẹ vừa bị bão cuốn thì chính anh, ngay trong mờ sáng ngày 30-9-2009, ngay sau lời hứa đã cùng đồng đội lao vào một cơn bão khác đang giáng xuống những người mẹ, những đứa trẻ thơ bên dòng Thạch Hãn. Và thật bàng hoàng, anh đã không thực hiện được lời hứa với mẹ mình.

Căn nhà bỗng trở nên rộng mênh mông kể từ ngày anh mất. Vợ anh, người phụ nữ lam làm, rau cỏ, người vợ tấm cám giần sàng lầm lụi trong căn nhà nhỏ. Chị thảng thốt mang ra những lá thư, những lá thư ố vàng nước thời gian bỗng nhiên trở thành nguồn an ủi với người phụ nữ. Chị sút hơn mười cân và dường như chỉ có sự kỳ diệu bản năng của người mẹ nơi chị khi nghĩ đến ba đứa con thơ đã giúp chị trụ vững ở cuộc đời này. Người phụ nữ lặng lẽ bên ba đứa con nhỏ, cậu út Lê Xuân Toan bốn tuổi bi bô nghịch ngợm và đột nhiên hỏi chúng tôi sao hôm nay bố cháu không về. Hôm trước bố hứa đã mua đồ chơi cho cháu. Chốc nữa bố cháu có về không, hay là phải đợi đến ngày mai, ngày kia hả các bác các chú. Chúng tôi đưa mắt nhìn nhau, một đồng đội đứng dậy châm nén hương trên bàn thờ liệt sĩ. Thằng bé hồn nhiên bảo ảnh bố cháu đấy, nhưng sao lâu quá bố cháu không về nhỉ. Cô con gái lớn của anh chị đang học lớp 11 ngồi như hóa đá bên mẹ không khóc mà nước mắt cứ rịn ra. Tuổi thanh nữ của Lê Thị Phương Thúy đã sớm bị ông trời giáng xuống đòn mồ côi khi mà cháu đang rất cần những động viên, khích lệ, tâm tình, tư vấn của người cha, của người lính mà cháu lúc nào cũng thần tượng. Cậu con thứ hai Lê Xuân Thắng đã phải tạm thời nghỉ học vì em vốn mắc bệnh tim. Mấy tháng nay, kể từ khi nỗi đau giáng xuống, em ngất lên ngất xuống và phải thường xuyên nằm viện vì suy sụp. Những con chim non ngơ ngác trong chính cái tổ của mình. Cậu bé Thắng ngơ ngẩn như mất hồn, biếng ăn, sút cân, và hầu như toàn im lặng. Tôi cũng có một đứa con trai học lớp 8 và chúng tôi quá hiểu vai trò của bố mẹ trong lứa tuổi đang vỡ ra mọi nhẽ ở đời từng ngày từng giờ này. Ai dám nghĩ những lo lắng lại sớm đến với những đứa trẻ mồ côi như vậy. Ðất nước đang thanh bình, làm gì có chiến tranh giặc giã Vậy mà có những sự thật không sao tin được. Chị Phan Thị Hương, vợ liệt sĩ Lê Văn Phượng mân mê những lá thư ố vàng, rách thủng lỗ chỗ. Anh Phượng vốn là học sinh giỏi văn của tỉnh và trong hàng trăm lá thư với những lời lẽ, vần thơ, ước mơ giản dị đến thắt lòng chỉ có ở những người lính xa nhà đang cứa vào chúng tôi những đớn đau dằn vặt. Trong một lá thư anh chép Ðời anh sẽ nghèo đi biết mấy/ Nếu mẹ hiền ngày trước chẳng sinh Thơ anh viết ấm từng nét chữ/ Gửi về em tất cả tấm lòng/ Từng hàng cây ngọn cỏ dòng sông/ Ðều sóng sánh trái tim người lí Chị bảo, anh cũng hay làm thơ tặng chị lắm. Chị thuộc tất cả thơ anh. Có những lý do không thể giải thích được như tại sao những người lính đều yêu văn thơ đến vậy. Hay phần vật chất quá nghèo nên họ chú tâm vào bồi dưỡng tâm hồn chăng? Hay hồn cốt dân tộc Việt là như thế? Nếu tìm những người lính/ Tìm những người lính thường/ Thì tìm trong dáng đá/ Vọng Phu qua gió sươ Thơ ở đâu chợt thầm thì dâng lên ở trong tôi. Tôi thoáng bàng hoàng, rùng mình ngẫm ngợi. Người phụ nữ này sẽ trở thành hòn đá Vọng Phu ư? Khi chị chưa đầy bốn mươi tuổi? Sẽ có bao nhiêu hòn đá Vọng Phu nữa là vợ những người lính thường phải là câu hỏi được đặt ra chứ. Câu hỏi cứ vang sâu âm ỉ chắc không chỉ trong trí não của riêng một người nào.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá MOONBIX

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhNXB Hội Nhà Văn
Loại bìaBìa cứng
Số trang255
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Hội Nhà Văn
SKU4221413756995
Liên kết: Kem dưỡng da tay Mâm xôi Daily Perfumed Hand Cream 04 Berry Mix The Face Shop (30ml)