Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII

LUẬT VÀ XÃ HỘI VIỆT NAM THẾ KỶ XVII – XVIIITác giả: Insun YuDịch giả: Nguyễn Quang NgọcSố trang : 260 trangKhổ sách: 16x24cm========================= THÔNG TIN TÁC GIẢTrong suốt cả cuộc đời làm...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII

LUẬT VÀ XÃ HỘI VIỆT NAM THẾ KỶ XVII – XVIII

Tác giả: Insun Yu

Dịch giả: Nguyễn Quang Ngọc

Số trang : 260 trang

Khổ sách: 16x24cm

=========================

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Trong suốt cả cuộc đời làm khoa học, với 45 năm bền bỉ nghiên cứu, giảng dạy tại các trường Đại học hàng đầu Hàn Quốc như ĐH Quốc gia Seoul, ĐH Nữ thục Sookmyung, ĐH Hàn Quốc; và giảng dạy tại các trường ĐH nước ngoài như ĐH Oxford (Anh), ĐH Cornell (Hòa Kỳ). Đặc biệt, hiện nay Giáo sư Yu là giáo sư thỉnh giảng tại Khoa Lịch sử, Trường ĐH KHXH & Nhân văn, ĐH Quốc gia Việt Nam, Viện Việt Nam học & Khoa học Phát triển.

Trong gần năm thập kỷ qua, Giáo sư Yu luôn dành những tình cảm quý báu đối với Việt Nam nói chung và ĐH Quốc gia Việt Nam nói riêng. Ông được đánh giá là nhà Việt Nam học hàng đầu tại Hàn Quốc. Giáo sư đã tham gia chủ trì nhiều Hội thảo quốc tế về Việt Nam học và xuất bản hàng chục cuốn sách chuyên khảo, công trình khoa học về lịch sử, văn hóa, xã hội, luật pháp Việt Nam, được công bố bằng nhiều thứ tiếng: Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Việt… Trong đó có thể kể đến các công trình nghiên cứu tiêu biểu của về Việt Nam như: Lịch sử Việt Nam, Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII, Lịch sử Việt Nam tân biên, Lịch sử & văn hóa Việt Nam truyền thống

Giáo sư Phan Huy Lê, một người đồng nghiệp, người bạn thân thiết của giáo sư Yu Insun đã nhận xét, Giáo sư Yu là một chuyên gia hàng đầu nghiên cứu về Việt Nam tại Hàn Quốc, là người đặt cơ sở và sáng lập hình ảnh ngành Việt Nam học tại Hàn Quốc. Giáo sư Yu là nhà khoa học nổi tiếng thế giới, luôn làm việc với tinh thần khoa học rất nghiêm túc, tra cứu tài liệu đến cùng, có căn cứ cụ thể, độ tin cậy rất cao. Trong đời thường, giáo sư Yu là con người bình dị, sống đơn giản, tận tụy với sinh viên, là người bạn nhân hậu, là tấm gương về nhân cách của một nhà khoa học tầm cỡ thế giới.

Với những thành tựu to lớn kể trên, ĐH Quốc gia Việt Nam đã quyết định trao bằng Tiến sỹ danh dự cho Giáo sư Insun Yu nhân dịp Việt Nam-Hàn Quốc kỷ niệm 20 năm thiết lập chính thức quan hệ ngoại giao Hàn - Việt vào cuối tháng 11-2012.

=========================

TÓM TẮT NỘI DUNG

Công trình nghiên cứu về:

  • Cấu trúc gia đình truyền thống Việt Nam trong mối quan hệ giữa gia đình với làng và nhà nước - pháp luật.
  • Cấu trúc gia đình trong mối quan hệ giữa các thành viên gia đình: giữa cha mẹ và con cái; quan hệ về sở hữa tài sản và quyền thừa kế.
  • Sự khác biệt giữa nguyên lý Nho giáo mà triều Lê nâng lên địa vị thống trị với những phong tục tập quán lâu đời của truyền thống văn hoá Việt

=========================

MỤC LỤC SÁCH

Mở đầu

Phần I - Pháp luật và chính trị của Việt Nam dưới triều Lê

  1. Sự tiến triển của pháp luật dưới triều Lê
  2. Bộ luật nhà Lê

Phần II - Cấu trúc gia đình và phong tục Việt Nam

  1. Mối quan hệ vợ chồng
  2. Mối quan hệ cha mẹ - con cái
  3. Quyền sở hữu và quyền thừa kế tài sản

Phần III - Gia đình, làng và nhà nước

  1. Gia đình và làng
  2. Gia đình và Nhà nước

=========================

NỘI DUNG THAM KHẢO

LỜI GIỚI THIỆU: Mùa thu năm 1991, lần đầu tiên thăm Seoul, thủ đô Hàn Quốc (Nam Triều Tiên), tôi mới được biết đất nước ở Đông Bắc Á này ngành Việt Nam học đã hình thành và đang phát triển.

Riêng tại Đại học Hankuk có một Bộ môn Việt Nam học với những Giáo sư có tiếng và thông thạo tiếng Việt như GS Cho Jae Hyun, GS Kim Ki Tae. Số sinh viên ngành Việt Nam học ở đây là 30 sinh viên mỗi lớp, học trong 4 năm, nghĩa là hàng năm có 120 sinh viên theo học và có 30 sinh viên tốt nghiệp bằng Cử nhân về Việt Nam học. Trong 3 năm trở lại đây, một số sinh viên tốt nghiệp trường này đã được gửi đến Đại học Quốc gia Hà Nội để nâng cao trình độ tdiếng Việt và chuẩn bị luận án Cao học hay Tiến sĩ.

Tại một số trường Đại học khác như Đại học Quốc gia Seoul, Đại học Cao Ly có một số chuyên gia về Việt Nam học hay Đông Nam Á học bao gồm cả Việt Nam học. Trong số những chuyên gia này, tôi biết một Giáo sư nổi tiếng về Việt Nam học là Giáo sư Yu Insun (Lưu Nhân Thiện).

GS Yu Insun sinh ngày 20-12-1941, tốt nghiệp Đại học Cao Ly ở Seoul năm 1964. Sau đó ông bảo vệ luận án Cao học năm 1970 ở Đại học Cao Ly, rồi luận án Tiến sĩ năm 1978 về lịch sử Việt Nam ở Đại học Michigan (Mỹ). Năm 1980 ông được phong Giáo sư, giữ chức Chủ nhiệm Khoa lịch sử, Đại học Cao Ly và gần đây, chuyển sang Khoa Lịch sử Á châu Đại học Quốc gia Seoul.

GS Yu Insun đã từng nghiên cứu và giảng dạy tại Đại học Cornell (Mỹ), Đại học Oxford (Anh).

GS đã có nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử, pháp luật, kết cấu kinh tế xã hội, quan hệ quốc tế của Việt Nam, trong đó có hai cuốn sách quan trọng: Lịch sử Việt Nam (tiếng Hàn Quốc,. Seoul 1984) và Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII (tiếng Anh, Seoul 1990).

Cuốn sách Luật   hội Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII không dày lắm, bản tiếng Anh 150 trang khổ 15x22,7cm. Nhưng đây là một công trình nghiên cứu khoa học sâu sắc và có giá trị về cấu trúc gia đình truyền thống Việt Nam trong mối quan hệ giữa gia đình với làng và Nhà nước – pháp luật.

Tôi đã đọc một cách rất hứng thú cuốn sách của GS Yu Insun. Nội dung cuốn sách, những vấn đề tác giả đặt ra cùng với khối lượng tư liệu đồ sộ và phương pháp tiếp cận, cách phân tích và lý giải Khoa học của tác giả đã thực sự cuốn hút người đọc.

Căn cứ khoa học chủ yếu của tác giả là bộ Quốc triều hình luật hay Bộ Luật Hồng Đức, một bộ luật hoàn chỉnh và còn được bảo tồn nguyên vẹn cho đến nay. Bộ luật được xây dựng trong thời Lê sơ, từ triều vua Lê Thái Tổ đến triều vua Lê Thánh Tông và được thực thi cho đến thế kỷ XVII-XVIII, với một số bổ sung và điều chỉnh nhất định. Nhiều nhà luật học, sử học trong nước và ngoài nước đã dày công nghiên cứu bộ Luật độc đáo và có giá trị nhiều mặt này của Việt Nam. GS Yu Insun dĩ nhiên có tham khảo và kế thừa những công trình nghiên cứu đó, những tác giả đã tự mình kiểm tra lại chặt chẽ văn bản, đã đối chiếu công phu với những bộ luật Trung Quốc từ đời Đường đến đời Minh và có nhiều tìm tòi khám phá mới. Tác giả cho một kết quả so sánh đối chiếu có khác với những kết quả nghiên cứu của R. Deloustal (La justice dans Annam, BEFEO 1908-1922) và của Nguyễn Ngọc Huy, Trần Văn Tài, Trần Văn Liêm (The Le code: Law in traditional Vietnam, 1987) trước đây: trong 722 điều của bộ Luật đời Lê này có 315 điều mô phỏng Luật Trung Quốc, trong đó có 251 điều từ Luật Đường, 53 điều từ Luật Minh: còn 407 điều hoàn toàn Việt Nam, nghĩa là độc nhất trong đời Lê. Ngay cả trong một số điều Luật đời Lê mô phỏng Luật Trung Quốc, tác giả cũng phân tích tìm thấy có những khác biệt quan trọng. Ví dụ điều 2 quy định 10 tội ác (thập ác) thì tội bất hiếu không cấm con cái tách lập gia đình riêng khi cha mẹ còn sống, điều này khác biệt với Luật đời Đường. Chỉ một chi tiết nhỏ như vậy nhưng đã cho thấy cấu trúc gia đình Việt Nam khác với gia đình Trung Quốc: gia đình Việt Nam sớm có xu hướng tách ra thành gia đình nhỏ, không có gia đình lớn kiểu “huynh đệ đồng cư” như gia đình Trung Quốc do luật pháp từ đời Đường đã cấm con cái tách ra lập gia đình riêng khi cha mẹ còn sống.

Tác giả đã xác định một hướng nghiên cứu rất cơ bản và đúng đắn là muốn hiểu bản chất xã hội truyền thống Việt Nam phải bắt đầu từ nghiên cứu cấu trúc gia đình. Đó là tế bào của xã hội, là đơn vị nền tảng của toàn bộ đời sống xã hội và cũng là đơn vị sản xuất trong nền kinh tế tiểu nông. Tác giả đã nghiên cứu cấu trúc gia đình trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, nhất là giữa cha mẹ và con cái, trong mối quan hệ về sở hữu tài sản và quyền thừa kế. Trong gia đình Việt Nam, tác giả đã phát hiện ra sự khác biệt giữa nguyên lý Nho giáo mà triều Lê đã nâng lên địa vị thống trị với những phong tục tập quán lâu đời biểu hiện những truyền thống bền vững của văn hóa Việt Nam. Sự khác biệt đáng lưu ý nhất là ở Việt nam trong gia đình có xu hướng tập trung vào quan hệ vợ - chồng, trong lúc ở Trung Quốc lại có xu hướng tập trung vào quan hệ cha- con. Trong gia đình Việt Nam, người vợ, người mẹ giữ vị trí quan trọng và con gái được hưởng quyền thừa kế thừa tài sản bình đẳng như con trai, kể cả quyền thừa kế hương hỏa khi không có con trai. Trong trường hợp phải phân chia tài sản, tài sản của vợ trả về cho người vợ, tài sản của chồng trả về cho người chồng và tài sản do hai vợ chồng gây dựng nên trong thời gian chung sống thì chia đôi, mỗi người một nửa. Dĩ nhiên trong xã hội Việt Nam cũng có sự khác biệt giữa gia đình của tầng lớp trên chịu ảnh hưởng của Nho giáo nhiều hơn và gia đình dân thường mang đặc điểm truyền thống mạnh mẽ hơn.

Từ gia đình, tác giả mở rộng nghiên cứu những mối quan hệ phức tạp với làng và Nhà nước để khám phá những đặc điểm của xã hội truyền thống Việt Nam trong mối ảnh hưởng và tác động qua lại giữa Nhà nước, pháp luật, hệ tư tưởng Nho giáo với sức sống bền bỉ của truyền thống gắn liền với phong tục, tập quán lâu đời của nhân dân. Mối quan hệ nhà-làng-nước đó chính là hệ thống cấu trúc nền tảng của xã hội Việt Nam truyền thống.

Điều tôi muốn đặc biệt lưu ý là tác giả đã viết cuốn sách này trên cơ sở nghiên cứu từ xa, bằng các tư liệu gốc của Việt Nam, tư liệu của người nước ngoài viết về Việt Nam và tham khảo những công trình nghiên cứu khoa học có liên quan. Cuốn sách xuất bản năm 1990, mãi đến cuối tháng 8 năm 1993 tác giả mới có dịp đến thăm Việt Nam, làm việc với Trung tâm Hợp tác Nghiên cứu Việt Nam và Bộ môn Lịch sử cổ-trung đại Việt Nam, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, tiếp xúc với các nhà khoa học Việt Nam và tham quan một vài làng quanh Hà Nội. Tác giả tự coi việc chưa khai thác và kết hợp được những tư liều điều tra khảo sát tại chỗ ở Việt Nam như một hạn chế của cuốn sách. Tự nhận xét đó của tác giả là đúng, nhưng tôi thấy cần bổ sung thêm là để bù vào hạn chế đó, tác giả đã tận dụng thành công nhiều tư liệu có liên quan trong thư tịch cổ của Việt Nam và Trung Quốc, khai thác được nhiều tư liệu về gia đình và xã hội Việt Nam thế kỷ 17-18.

Dù tác giả chưa đọc được những công trình nghiên cứu viết bằng Tiếng Việt và chưa kịp điều tra khảo sát tại Việt Nam, đọc cả cuốn sách, tôi thấy tác giả chỉ phạm vài sai lầm chi tiết khi sử dụng tư liệu của người khác mà không có điều kiện thẩm tra, giám định. Ví dụ coi việc Nguyễn Trãi lấy vợ họ Nguyễn là biểu hiện hôn nhân nội tộc hay coi câu nói dân gian “làng- nước” là “Nhà nước làng” (village state) biểu hiện làng như “một thực thể độc lập với thế giới xung quanh”. Nguyễn Trãi có người vợ họ Nguyễn là Nguyễn Thị Lộ, nhưng họ Nguyễn của Nguyễn Trãi và họ Nguyễn của Nguyễn Thị Lộ là hai họ khác nhau.

Ở Việt Nam, những họ có tên đầu giống nhau chưa hẳn đã cùng một họ, như Nguyễn, Nguyễn Văn, Nguyễn Hữu, Nguyễn Đình, Nguyễn Huy- Có thể trong quá khứ xa xưa, những họ này có nguồn gốc chung, nhưng từ lâu đã tách ra thành những dòng họ khác nhau và không có quan hệ thân tộc. Cụm từ “làng- nước” trong tiếng Việt nói lên mối quan hệ giữa làng và nước như hai cấp độ cộng đồng, chứ không có nghĩa làng tách ra khỏi nước và tồn tại độc lập như một thứ Nhà nước của làng.

Những sơ suất nhỏ này hoàn toàn không ảnh hưởng đến giá trị bao trùm của cuốn sách và càng không đáng trách ở một tác giả nước ngoài khi chưa có đủ điều kiện đến nghiên cứu tại Việt Nam.

Qua nghiên cứu luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII, GS Yu Insun đi đến kết luận “một mặt ta nhận ra sự hạn chế của ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc vào xã hội Việt Nam và mặt khác, ta thấy tính liên tục của phong tục được kính chuông lâu đời”.

Nhà sử học Hàn Quốc viết cuốn sạc khi chưa từng đến thăm Việt Nam và khảo sát thực tế xã hội Việt Nam mà đã có những khám phá sâu sắc về gia đình và xã hội Việt Nam, đạt đến những nhận thức đúng đắn về bản chất của xã hội Việt Nam như thế, thật đáng quý trọng.

Tôi muốn bày tỏ sự trân trọng và đánh giá cao của tôi đối với công trình nghiên cứu của GS Yu Insun. Tôi cũng chân thành cảm ơn những cống hiến khoa học của Giáo sư đối với việc nghiên cứu Việt Nam.

Được sự đồng ý của tác giả và sự giúp đỡ của Nhà xuất bản Khoa học và Xã hội, Trung tâm Hợp tác Nghiên cứu Việt Nam phối hợp với Bộ môn Lịch sử cổ-trung đại Việt Nam thuộc Khoa Sử, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức dịch và xuất bản cuốn sách Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII của GS Yu Insun.

Tôi xin trân trọng giới thiệu bản dịch tiếng Việt tác phẩm trên với các nhà khoa học và bạn đọc Việt Nam.

PHAN HUY 

Giáo sư sử học Đại học Quốc gia Hà Nội

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá WELA

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhCông ty CP Xuất bản Khoa học và Giáo dục Thời Đại (TIMES BOOKS)
Ngày xuất bản2023-08-31 16:01:47
Loại bìaBìa mềm
Số trang260
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Dân Trí
SKU8758850670378
Liên kết: Set 10 miếng Mặt nạ mật ong làm sáng da Real Nature Honey Face Mask The Face Shop