Giới thiệu Hỏi Đáp Về Ung Thư Cùng Bác Sỹ Makoto Kondo
“Bác sĩ điều trị ung thư” (những chuyên gia về ung thư mà sau đây sẽ được gọi tắt là “bác sĩ ung thư”) thường hay nói thiếu chính xác.
Trên phương diện lịch sử, cho đến nửa đầu những năm 1980, việc thông báo tên bệnh cho bệnh nhân vẫn là một điều cấm kị ở Nhật. Nếu bệnh nhân mắc ung thư phổi, bác sĩ sẽ nói rằng đó là “bệnh nấm phổi”. Nếu bệnh nhân mắc ung thư dạ dày, bác sĩ sẽ chỉ thông báo họ bị “viêm loét dạ dày nghiêm trọng”. Nhiều bệnh nhân cảm thấy lo lắng và nghĩ: “Biết đâu không phải mình mắc căn bệnh như bác sĩ nói mà thực ra đang bị ung thư?” Nhưng rồi họ vẫn chữa trị theo chỉ định của bác sĩ. Và nhiều người trong số đó đã bỏ mạng.
Vậy ngày nay, khi việc thông báo tên bệnh cho bệnh nhân đã là một điều đương nhiên thì tình hình trên liệu có được cải thiện? Hẳn không ít bạn đọc đang nghĩ đến điều này.
Liên quan đến vấn đề này, bác sĩ Makoto Kondo đã có cơ hội được nắm bắt thực trạng của các cơ sở điều trị ung thư. Bởi vì sau khi mở “Viện nghiên cứu ung thư Makoto Kondo – chế độ khám chéo cho bệnh nhân ngoại trú” ở Shibuya, Tokyo, vào năm 2013, nhiều bệnh nhân ung thư mang trong mình đủ loại ung thư ở các giai đoạn khác nhau từ khắp nơi trên toàn quốc đã tìm đến phòng khám của ông. Họ cho bác sĩ biết về thực trạng của bệnh viện trực thuộc trường đại học hay bệnh viện chuyên chữa ung thư mà họ đang thăm khám.
Từ tất cả những nguồn thông tin ấy, Makoto Kondo đã nắm bắt được một điều, đó là dẫu trong thời đại ngày nay, hầu hết các bác sĩ ung thư vẫn chêm thêm vài câu thiếu chính xác khi giải thích bệnh cho bệnh nhân.
Thông tin phổ biến nhất mà các bác sĩ thường thông báo tới bệnh nhân là khoảng thời gian sống còn lại của họ. Trước câu hỏi của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, “Nếu để mặc không điều trị thì tôi/người nhà của tôi còn sống thêm được bao lâu?” các bác sĩ ung thư đều không thể nói thật rằng, “Tôi chưa có kinh nghiệm về việc đó” mà chỉ đưa ra câu trả lời về thời gian sống còn lại nếu bệnh nhân chấp nhận điều trị. Quãng thời gian ấy thường rất ngắn: chỉ từ nửa năm tới một năm. Chính việc điều trị là nguyên nhân khiến nó trở nên ngắn như vậy. Thế nhưng, bệnh nhân và người nhà lại không hề mảy may nghi ngờ mà chỉ thành tâm tiếp nhận nó. Và cứ thế, họ bị cuốn vào công cuộc điều trị ung thư.
Theo những thông tin Makoto Kondo thu thập được từ các bệnh nhân đến khám chéo ở phòng khám của tôi, trong 5.000 trường hợp, chỉ có vài người được dự đoán đúng thời gian sống còn lại khi họ mặc kệ ung thư.
Cứ nhìn vào cách bác sĩ ngày nay giải thích cho bệnh nhân về thời gian sống còn lại – thông tin có thể nói là quan trọng nhất đối với bệnh nhân và gia đình bệnh nhân, chắc bạn cũng đoán được họ sẽ giải thích như thế nào về hiệu quả điều trị hay di chứng của nó đúng không? Thậm chí, trong những cuốn sách do các bác sĩ ung thư viết cho bệnh nhân hoặc trong các phần giải thích của họ trên Internet cũng có xen lẫn nhiều nhận định thiếu chính xác.
Khi đang viết những điều này, bác sĩ Makoto Kondo nghe thấy có người nói: “Bác sĩ Kondo, thế còn ông thì sao?”
Liên quan đến vấn đề này, vào những năm 1980, trong phần kết của một cuốn sách, tác giả đã viết như sau:
“Khi ý kiến của các bác sĩ hoàn toàn giống nhau thì đó chính là lúc các độc giả – các bệnh nhân – cần phải cảnh giác.
Nếu nhiều bác sĩ có ý kiến giống nhau thì với tư cách là bệnh nhân, bạn sẽ thấy an tâm. Nhưng cũng có thể xảy ra trường hợp các bác sĩ đều sai như nhau hoặc có ý định dẫn dắt bệnh nhân đi vào con đường điều trị theo ý của họ.
Ngược lại, nếu ý kiến của các bác sĩ khác nhau thì trong số đó chắc chắn sẽ có ý kiến gần chính xác với phương pháp trị liệu đúng.
Chính vì vậy, chúng ta phải trân trọng những ý kiến khác biệt. Chúng ta hãy cùng tìm ra những ý kiến khác nhau, hãy coi đó là manh mối và động não để suy ngẫm về chúng.
Để không hối hận sau khi tiếp nhận điều trị, bạn phải nghi ngờ tất cả những ý kiến mà bạn từng tiếp xúc trước đó.
Cứ căn cứ vào tinh thần ấy mà suy xét thì ngay cả ý kiến của Makoto Kondo cũng không là ngoại lệ. Bạn hãy thử ngẫm mà xem! Nhỡ không may bác sĩ lại ngầm bắt tay với những người có thế lực trong giới chuyên môn để bẻ cong ngôn luận và rắp tâm dụ dỗ rồi dẫn dắt mọi người đi theo ý mình thì sao? Một nguy cơ như thế cũng có thể xảy ra lắm chứ. Vì thế, nếu bạn không nghi ngờ những lời bác sĩ Makoto Kondo nói thì bản thân ông cũng thấy rất khó xử.
Chúng ta phải từ bỏ những điều mình vẫn tin để suy ngẫm kỹ càng, không được tuyệt đối hóa lời nói hay nhân cách của bác sĩ mà cần so sánh đối chiếu với những người khác để có cái nhìn đa chiều.
Đó chính là sự động não.
Và khi tự quyết định con đường của riêng mình, thường sẽ ít có khả năng chúng ta phải hối hận cho dù kết quả cuối cùng có ra sao chăng nữa.
Tuy vậy, có lẽ nhiều độc giả vẫn đang trăn trở: vậy tôi nên “nghi ngờ” lời của bác sĩ như thế nào đây?
Để giải tỏa thắc mắc này, anh Mori Seiho – một nhà báo đồng thời là một bệnh nhân ung thư đại tràng – đã đồng ý trở thành người đại diện cho phía bệnh nhân để đặt câu hỏi với bác sĩ Makoto Kondo. Cuốn sách này ghi lại nội dung cuộc phỏng vấn kéo dài khoảng 20 giờ mà anh Mori đã tổng hợp.
Tiếp theo đây, chúng ta hãy để anh Mori kể cho độc giả nghe nội dung cuộc phỏng vấn đó và cùng xem anh ấy bố cục cuốn sách với ý định như thế nào.
---
Trích đoạn sách:
Người phỏng vấn: Mori Seiho (nhà báo/bệnh nhân ung thư), người đại diện cho những bệnh nhân ung thư đang muốn đi tìm “lời khuyên tốt nhất.”
“Nếu cuốn sách này có thể phần nào hỗ trợ độc giả trong việc tìm ra “lời khuyên tốt nhất” cho chính bản thân họ, rồi trên cơ sở đó tự tìm ra phương hướng để suy ngẫm về 45 câu trả lời của bác sĩ Kondo, thì đối với người phỏng vấn như tôi, thiết nghĩ không có niềm vui nào lớn hơn thế.”
[…]
Vì đâu lại có câu nói: “Hãy nghi ngờ Makoto Kondo”?
Tôi muốn hỏi điều này: Câu nói “Hãy nghi ngờ tôi” của bác sĩ Kondo thực sự mang ý nghĩa gì?
Bác sĩ Makoto Kondo đã dũng cảm lên tiếng phản đối các phương pháp điều trị ung thư được xem là tiêu chuẩn hiện nay (phương pháp điều trị tiêu chuẩn tức là những phương pháp được cho là tốt nhất ở thời điểm hiện tại).
Phát hiện ung thư sớm để điều trị sớm là việc làm vô nghĩa. Phẫu thuật sẽ rút ngắn tuổi thọ của bệnh nhân. Thuốc chống ung thư chỉ có hại mà không có lợi. Hãy mặc kệ ung thư. “Lý luận Kondo” được đưa ra dựa trên kinh nghiệm lâm sàng tích lũy qua nhiều năm và sự kiểm chứng từ rất nhiều bài nghiên cứu chuyên khoa lớn. Vào tháng 4 năm 2013, một năm trước khi nghỉ hưu ở bệnh viện thuộc Đại học Keio, bác sĩ Kondo đã mở “Viện nghiên cứu Ung thư Makoto Kondo – chế độ khám chéo cho bệnh nhân ngoại trú”. Hằng năm, có đến khoảng 2.000 bệnh nhân ung thư cùng gia đình đến đây để xin tư vấn.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Giá RAID