Bạn có biết trong các bậc học, ở bậc học nào người học chịu nhiều stress thậm chí đến mức khủng hoảng tâm lý nhiều nhất không? Đó là bậc tiến sĩ.
Theo một nghiên cứu siêu phân tích của Hazell1 vào năm 2020, cứ 100 nghiên cứu sinh thì có đến 56 người phải đối mặt với khủng hoảng tâm lý.
Có thể bạn sẽ bất ngờ về điều này. Bởi theo cảm nhận chung của xã hội, người đi học tiến sĩ thường là những người có trình độ cao, rất nhiều người trong đó lại đang làm nghề giáo. Trình độ cao lại làm giáo viên/giảng viên thì mặc định chung phải là người đi giúp đỡ, hỗ trợ người khác mới phải, sao lại để đến mức bị stress, khủng hoảng tâm lý, tức là đến mức phải cần người khác hỗ trợ thậm chí là cần bác sĩ đ-i-ề-u t-r-ị?
Trung bình, cứ 100 nghiên cứu sinh thì có đến 56 người phải đối mặt với khủng hoảng tâm lý - một con số có thể gây bất ngờ cho người ngoài ngành nhưng lại rất quen thuộc với người trong cuộc. Qua những trải nghiệm thực chiến từ săn học bổng, những tháng năm miệt mài nghiên cứu đến giai đoạn hậu tiến sĩ đầy biến động, cuốn sách này sẽ bật mí những góc khuất ít ai nhắc tới trên hành trình làm tiến sĩ. Thay vì đi sâu vào học thuật, tác giả tập trung chia sẻ về các khía cạnh “mềm” - chiến lược, tâm lý, kỹ xảo - để duy trì động lực, sẵn sàng đối mặt áp lực và xây dựng một lộ trình vững vàng cho bất cứ ai đã, đang hoặc sẽ bước vào con đường tiến sĩ.
“Đối với tôi, cuốn sách này giống như một món quà. Chắc chắn có rất nhiều điều tôi đã có thể học và làm tốt hơn nếu như được đọc cuốn sách này sớm hơn, từ ngày tôi mới bắt đầu làm nghiên cứu sinh.” - TS. Jenny Hoàng, Giáo sư trợ lý Đại học Texas tại Arlington
“Việc trở thành một nghiên cứu sinh có thể giống như việc bắt đầu leo lên một ngọn núi mà bạn chưa biết đỉnh cao ở đâu. Cuốn sách này sẽ giúp bạn hình thành đỉnh núi của riêng mình từ trước khi đặt bước chân đầu tiên và trang bị cho bạn đủ hành trang để bước đi trên những chặng đường tiếp theo.” - NCS Trịnh Minh Thông, Đại học California, Berkeley, Hoa Kỳ – cựu học viên Chương trình Research Coach in Social Sciences
Lời mở đầu
Bạn mến,
Bạn có biết trong các bậc học, ở bậc học nào người học chịu nhiều stress thậm chí đến mức khủng hoảng tâm lý nhiều nhất không? Đó là bậc tiến sĩ.
Theo một nghiên cứu siêu phân tích của Hazell1 vào năm 2020, cứ 100 nghiên cứu sinh thì có đến 56 người phải đối mặt với khủng hoảng tâm lý.
Có thể bạn sẽ bất ngờ về điều này. Bởi theo cảm nhận chung của xã hội, người đi học tiến sĩ thường là những người có trình độ cao, rất nhiều người trong đó lại đang làm nghề giáo. Trình độ cao lại làm giáo viên/giảng viên thì mặc định chung phải là người đi giúp đỡ, hỗ trợ người khác mới phải, sao lại để đến mức bị stress, khủng hoảng tâm lý, tức là đến mức phải cần người khác hỗ trợ thậm chí là cần bác sĩ đ-i-ề-u tr-ị?
Buồn thay, đó lại là một thực tế. Thực tế có vẻ lạ lẫm với người ngoài ngành nhưng lại rất hiển nhiên với người trong ngành. Hầu như không có nghiên cứu sinh nào trong suốt quá trình làm luận án của mình mà không từng trải qua ít nhất một giai đoạn bị stress hay khủng hoảng tâm lý. Bản thân người viết những dòng này cũng không phải ngoại lệ. Trong sáu năm làm luận án tiến sĩ, tôi đã hai bị lần stress khá dai dẳng, trong đó có một lần phải dùng thuốc hỗ trợ.
Thử phân tích sâu hơn một chút để các bạn ngoài ngành hiểu và thông cảm cho lý do hay bị stress của bọn tôi:
Vất vả là thế, stress là thế nhưng thật ngạc nhiên, hầu như chưa có mấy đầu sách hay chương trình cả trong nước cũng như quốc tế được thiết kế riêng để giúp “chữa lành” cho nghiên cứu sinh. Do đặc thù công việc tại Chương trình Research Coach in Social Sciences (RCISS), trong những năm qua, tôi có dịp làm việc với rất nhiều nghiên cứu sinh (hoặc ứng viên đi học tiến sĩ hoặc người mới tốt nghiệp tiến sĩ). Công việc chính của tôi là đào tạo và huấn luyện họ về kỹ năng nghiên cứu nhưng qua quá trình làm việc, đôi khi tôi buộc phải vào cuộc “chữa lành” giúp học viên trước khi có thể dạy họ. Từ đó, bắt đầu từ 2018, 2019, tôi phát sinh nhu cầu viết một số bài chia sẻ kinh nghiệm, động viên, định hướng giúp các nghiên cứu sinh đăng trên F-a--c-e-b-o-o-k cá nhân hoặc đăng trên báo phổ thông. Qua thời gian, số lượng bài viết ngày càng nhiều, có đồng nghiệp khuyến khích tôi gom các bài viết lại, biên tập, bổ sung những nội dung còn thiếu để thành một cuốn sách tạm gọi là “cuốn sách chữa lành đầu tiên dành cho nghiên cứu sinh”.
Đó là lý do Để vượt qua 81 “kiếp nạn” của nghiên cứu sinh mà các bạn đang cầm trên tay ra đời. Cuốn sách này gồm ba chương, ngoài Chương 2 dành cho đối tượng chính của cuốn sách là nghiên cứu sinh thì hai chương còn lại cũng rất quan trọng, dành cho đối tượng trước khi trở thành và sau khi hoàn thành chương trình tiến sĩ. Cụ thể:
Có mấy lưu ý về nội dung của cuốn sách này:
Thứ nhất, phần lớn nội dung xuất phát từ kinh nghiệm thực chiến của tác giả, dựa trên các trải nghiệm cá nhân tác giả hoặc của đồng nghiệp, bạn bè kể lại. Cho nên nội dung của bài viết phần nhiều mang tính chủ quan, ai thấy phù hợp thì đọc ủng hộ, ai không thấy phù hợp, thấy không đồng ý cũng là bình thường. Hoặc cũng sẽ là rất bình thường nếu độc giả tìm được các phản ví dụ cho mọi nhận định mà tác giả viết trong sách. Vì vậy, tác giả không chịu trách nhiệm nếu người đọc nghe theo những lời khuyên của tác giả trong sách nhưng lại không được việc của mình.
Thứ hai, mặc dù là chủ quan nhưng tác giả cũng sẽ cố gắng đưa ra các nguồn căn cứ ở mức độ tối đa hoặc trình bày, giải thích để bạn đọc hiểu được lý do tại sao tác giả viết như vậy, khuyên như vậy.
Thứ ba, cuốn sách này viết trước hết là dành cho các bạn đang có nhu cầu đi học tiến sĩ ở nước ngoài, đang là nghiên cứu sinh ở nước ngoài và đang trong giai đoạn 5 năm sau tiến sĩ ở nước ngoài. Mặc dù vậy, các bạn ở trong nước cũng có thể đọc được vì có nhiều nội dung liên quan, phù hợp.
Cuối cùng, cuốn sách này không viết về nội dung chuyên môn nghiên cứu mà tập trung vào các khía cạnh “mềm”, về chiến lược, chiến thuật, tâm thế, tâm lý, kỹ xảo, các “thực hành tốt” (good practice) giúp các nhà nghiên cứu trẻ cần biết, cần được trang bị.
Để hoàn thành được cuốn sách này, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp/gián tiếp của nhiều bạn bè, đồng nghiệp, người thân. Xin được liệt kê theo đúng thứ tự ba giai đoạn ở trên:
Cuối cùng, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, nhưng cuốn sách không thể không tránh khỏi các sai sót. Bạn đọc trong quá trình đọc sách nếu phát hiện, xin vui lòng trao đổi với tác giả qua email hiep@
Xin chân thành cảm ơn./.
Phạm Hiệp
Mùa Thu, 2024
Tiến sĩ Phạm Hiệp nhận bằng Tiến sĩ Quản trị kinh doanh quốc tế, Đại học Văn hóa Trung Hoa (Đài Loan – Trung Quốc) năm 2017 đồng thời từng là nghiên cứu viên tại Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đại học, Đại học Melbourne (Australia) theo chương trình Endeavour Research Fellow vào năm 2013. Từ năm 2017, ông sáng lập Chương trình Research Coach in Social Sciences, đã đào tạo/huấn luyện hơn 2.000 nhà nghiên cứu trẻ. Trong số đó, khoảng 150 học viên đã có công bố quốc tế SSCI/Scopus và gần 200 học viên nhận học bổng, theo học và tốt nghiệp thạc sĩ và tiến sĩ, postdoc tại các đại học uy tín trong nước và quốc tế.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Công ty CP Xuất bản Khoa học và Giáo dục Thời Đại (TIMES BOOKS) |
---|---|
Ngày xuất bản | 2025-03-17 17:41:38 |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 164 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Dân Trí |
SKU | 5801899441318 |
7 thói quen hiệu quả robin sharma deep work lý thuyết trò chơi sách alpha books thôi miên bằng ngôn từ em muốn học thiết kế nhưng mẹ không cho tư duy phản biện đọc vị bất kỳ ai tôi tài giỏi bạn cũng thế người trong muôn nghề phân tích báo cáo tài chính tài chính phù thuỷ chứng khoán phân tích chứng khoán warren buffett sách chứng khoán nhà đầu tư thông minh tài chính cá nhân chứng khoán báo cáo tài chính tài chính dành cho người sợ số thịnh vượng tài chính tuổi 30 nguyên lý kế toán sách kinh tế rio book okr cha giàu cha nghèo hbr