Giới thiệu Sách - Châm Cứu Bàn Tay - Vừa Dễ Vừa Hay
GIỚI THIỆU SÁCH
Châm Cứu Bàn Tay - Vừa Dễ Vừa Hay
Trích đoạn sách:
Người có bàn tay khỏe mạnh thì đầu óc cũng sáng suốt
Bàn tay là một trong những bộ phận vô cùng quan trọng của cơ thể người, là bộ phận sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật, sử dụng vô vàn những đầu dây thần kinh cực nhỏ để vận động và tiếp nhận thông tin, tri thức. Đặc biệt, bàn tay có mối liên hệ vô cùng mật thiết với đại não. Mặc dù đại não và bàn tay có cấu tạo giải phẫu hoàn toàn độc lập nhưng bàn tay người chỉ hoạt động khi nhận được mệnh lệnh từ đại não, và thông thường, những thông tin tiếp nhận từ bàn tay cũng chỉ được truyền về đại não.
Trong số các vùng chức năng của đại não, có tới hơn một nửa là các vùng quản lý hoạt động của bàn tay. Do đó, nếu chúng ta sử dụng nhiều đến bàn tay thì có thể gián tiếp kích thích hoạt động của đại não. Cũng có nghĩa là người có bàn tay khỏe mạnh là người có đại não khỏe mạnh, đại não khỏe mạnh có nghĩa là thân thể khỏe mạnh. Vì vậy, có thể nói, bàn tay khỏe mạnh chính là bàn tay đẹp nhất.
Dấu hiệu của bàn tay khỏe mạnh:
1. Khi duỗi hay nắm các ngón tay lại cũng đều rất tự nhiên
2. Các khớp ngón tay và cổ tay không bị sưng hay nhiễm trùng
3. Khi cầm nắm đồ vật đều có lực
4. Không gặp phải khó khăn gì khi thực hiện động tác xoay cổ tay
5. Lòng bàn tay có màu hơi ánh hồng
6. Màu sắc ở mu bàn tay hơi nâu vàng so với lòng bàn tay (Mu bàn tay có màu trắng bệch hoặc quá đỏ hay quá vàng đều không phải là bàn tay khỏe mạnh.)
7. Không bị viêm, bị thương hay phù nề
8. Không có những đường kẻ sọc trên móng tay và hình bán nguyệt nhỏ trên mỗi móng tay (Móng tay giòn, dễ gãy hay bị bật móng, màu sắc tối hoặc trắng bệch đều không phải là bàn tay khỏe mạnh.)
9. Có các chỉ tay và vân tay rõ ràng
10. Có sự mềm dẻo, có thể bẻ các ngón tay ra sau (Cơ thể của những người này cũng rất mềm dẻo và khỏe mạnh.)
11. Độ dài các ngón tay tương đối đồng đều (Nếu có một ngón tay nào đó quá ngắn hoặc quá cong thì không phải là bàn tay khỏe mạnh.)
12. Trên tất cả, bàn tay khỏe mạnh là bàn tay ấm áp, mềm mại và không có vết chai sần
Tay là phiên bản thu nhỏ của cơ thể người
Có một lý luận rất thú vị cho rằng trên mỗi bộ phận cơ thể người đều có một “con người” trọn vẹn đang được đề xuất và lan truyền ngày càng phổ biến. Một tiến sỹ ở xã Noisy-le-Grand, Pháp đã tập trung vào việc hình dáng tai của con người đồng nhất với hình dáng cuộn mình trong bụng mẹ của bào thai để từ đó phát triển phương pháp nhĩ châm (耳針). Trong nhân tướng học có phương pháp Tiểu nhân hình pháp (小人形法), phân chia toàn bộ cơ thể người vào các vị trí trên khuôn mặt. Lý thuyết của phương pháp này cho rằng trán tương ứng với khuôn mặt, hai bên mắt tương ứng hai tay, mũi tương ứng với phần bụng, xung quanh miệng tương ứng bộ phận sinh dục, đường pháp lệnh hai bên miệng (còn gọi là nếp nhăn hình chữ bát) tương ứng với hai chân.
Cũng có phương pháp kích thích các huyệt vị dựa trên lý thuyết cho rằng bàn chân cũng tương ứng với cơ thể người. Gần đây còn xuất hiện lý thuyết cho rằng các bộ phận của hàm răng cũng tương ứng và có sự liên kết với các tạng của cơ thể.
Các ngón tay là phát ngôn viên của ngũ tạng
Khi nói về con cái, người xưa có câu “Con nào cũng là con”. Tình yêu của cha mẹ đối với các con đều giống nhau, không có yêu ai nhiều hơn hay ít hơn. Nhưng trong châm cứu bàn tay thì trong năm ngón tay, chỉ cần một ngón tay có biểu hiện lạ cũng có thể phá vỡ sự cân bằng của sức khỏe. Lý do là vì mỗi ngón tay có liên hệ mật thiết tới ngũ tạng. Tức là ngón cái tương ứng với can (gan), ngón trỏ tương ứng với tâm (tim), ngón giữa tương ứng với tỳ, ngón áp út tương ứng với phế (phổi), ngón út tương ứng với thận và tử cung.
Do đó, nếu trên ngón tay có vết thương hoặc vết sẹo, dị hình hay bị nấm trên móng tay thì dần dần, chức năng của tạng phủ tương ứng với ngón tay đó sẽ xấu đi. Lúc này, để ngăn chặn trước việc chức năng của các tạng phủ bị suy giảm, có thể đeo nhẫn bấm huyệt (nhẫn bạc, nhẫn có gai châm cứu) vào các ngón tay tương ứng.
Với nữ giới, những người có ngón út rất ngắn hoặc trắng bệch thì nhiều trường hợp là bị bệnh về tử cung hoặc bị đau bụng do kinh nguyệt. Trong trường hợp này, nếu đeo nhẫn bấm huyệt vào ngón út thì sẽ đỡ hơn rất nhiều. Nếu không có nhẫn bấm huyệt thì chúng ta có thể thử sử dụng giấy nhôm bọc thực phẩm. Đầu tiên, gập miếng giấy nhôm bọc thực phẩm lại nhiều lần thành một thanh dài, mảnh, sau đó quấn lên một vật có hình trụ tròn như cái bút bi thì thanh giấy nhôm sẽ tạo thành hình lò xo. Đeo chiếc lò xo này lên tay sẽ có hiệu quả trong chốc lát. Vì các ngón tay có liên hệ mật thiết với ngũ tạng và bàn tay là phiên bản thu nhỏ của cơ thể nên giữ gìn và bảo vệ đôi tay thật tốt chính là một phương pháp giúp bảo vệ cơ thể.
----
Tên Nhà Cung Cấp Thái Hà
Tác giả Soon Ae Kwak
NXB Thế Giới
Năm XB 2020
Ngôn Ngữ Tiếng Việt
Số trang 207
Giá DZA