Sách - Cống Nhân (Tiểu thuyết)

Tác giả: Văn Lê | Xem thêm các sản phẩm Tác phẩm kinh điển của Văn Lê
Sách & Tạp Chí > Sách > Văn Học Kinh Điển || Sách - Cống Nhân (Tiểu thuyết)
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Sách - Cống Nhân (Tiểu thuyết)

Sách - Cống Nhân (Tiểu thuyết)
Tác giả Văn Lê
Nhà xuất bản NXB Văn Hóa - Văn Nghệ
Đơn vị phát hành NXB Văn Hóa - Văn Nghệ
Ngày xuất bản 06-2020
Số trang 335
Kích thước 16 x 24 cm
Loại bìa Bìa mềm
Nội dung
"Thật đúng với điều nhà văn Văn Lê đã nói, kể sử qua văn chương là một khuynh hướng trong những tác phẩm của ông. Và Cống nhân là cuốn tiểu thuyết lịch sử mà ông đã cầm bút với nhiệt tâm sôi nổi ấy, được ông lấy cảm hứng từ lịch sử đời Trần, giai đoạn nhàTrần suy vi đang đứng trước nguy cơ rơi vào tay Hồ Quý Ly.

Nhà văn Văn Lê (sinh năm 1949) tên thật làLê Chí Thụy, quê ở Ninh Bình. Ông được trao giải A về thơ Hội Nhà văn Việt Nam năm 1995 và rất nhiều giải thưởng văn chương khác trong nước. Sự nghiệp của ông trải dài với 20 cuốn tiểu thuyết, 6 tập thơ, 3 trường ca, 4 tập truyện. Nhà văn Văn Lê còn là biên kịch, đạo diễn nhiều bộ phim tài liệu xuất sắc.

Cống nhân là cuốn tiểu thuyết viết về số phận đầy sóng gió của hai cha con Hoàng giáp Đại sư Tuệ Quang, một vị thiền sư, một lương y tài năng. Người vợ yêu quý của ngài mất sớm, ngài xuất gia. Sau lần bất ngờ gặp lại người vợ đã mất – đã trở thành một mỹ nhân ngư, ít lâu sau, một đứa bé gái được gửi đến chùa cho Tuệ Quang. Tin chắc đó là con gái ngài với người vợ đã mất, ngài đặt tên Duyên cho cô bé. Khi Thị Duyên đã lớn thành một thiếu nữ xinh đẹp, cha con Tuệ Quang cùng nhiều người dân khác bị cống nạp cho người Bắc phương. Lấy ý tưởng từ tấn thảm kịch khuất tất trong lịch sử: Cống nhân - tục cống người ở nước ta sang Bắc phương, đời nhà Minh ở Trung Quốc, Văn Lê cho ta thấy thân phận cay đắng, nhỏ nhoi của con người bị vùi dập dưới chính sách tàn bạo của vua chúa. Tác phẩm cất lên tiếng hát oán than nỗi niềm tha hương cũng như ý thức lưu vong của những cống nhân Đại Việt phải chịu cảnh lưu lạc ở Trung Quốc thời bấy giờ, tiếng kêu của Nhân quyền chạy dọc xuyên suốt toàn tác phẩm. Dù thoát ra từ vết thương lịch sử cách đây hàng trăm năm nhưng mãi đến khi tác phẩm Cống nhân ra đời, tiếng kêu ấy mới được trần tình. Với quan điểm mà tác giả bày tỏ: “Vua phải ra vua, chúa phải ra chúa, quan phải ra quan, dân phải ra dân”, phẩm cách con người là thứ cần được vun bồi cho lớn mạnh, dù mỗi người ở bất kỳ địa vị xã hội nào.

Với óc quan sát tỉ mỉ lịch sử, văn hóa, phong tục Việt Nam đời nhà Trần, những hiểu biết phong phú về đông dược và giọng văn thuần chất lịch sử pha trộn màu sắc huyền ảo đầy mê hoặc và xúc cảm; tài văn chương của Văn Lê đã làm cho chất Sử trong Cống nhân thăng hoa, rỡ ràng trong ánh sáng chân lý, hòa điệu cùng dân tình nước non và lớp người bình dị. Trong Cống nhân, tình yêu đôi lứa còn được khai phóng một cách bản năng và mãnh liệt, vừa cổ điển vừa sâu lắng, vừa đậm chất kỳ ảo như huyền thoại mà thế hệ nào cũng có thể đồng cảm. Trong trí tưởng tượng của ông, nàng mỹ nhân ngư vừa là một người cá vừa là một con sóng cho nhà sư ôm cưỡi lướt đi, hư thực đan xen... cùng những chi tiết kỳ ảo lãng mạn khác đã bung xòe dưới ngòi bút tài hoa. Nội dung truyện độc đáo, cốt truyện ly kỳ, kịch tính được ông xây dựng khéo léo, gợi ra những góc nhìn mới trong lịch sử nhà Trần, nhà Hồ.

Văn Lê đã tạo được một văn nghiệp lớn với những cuốn tiểu thuyết giá trị về mặt lịch sử và xã hội, có sức thu hút đối với bạn đọc trong nước lẫn ngoài nước. Tiểu thuyết lịch sử Cống nhân của Văn Lê cũng là quyển sách đầy tiềm năng để vươn xa, loang rộng ra cuộc đời, là khúc ca sử Việt vàng son vừa lộng lẫy vừa ngậm ngùi kể về thân phận tha hương của những cống nhân Đại Việt xưa."

Giá ZAMZAM
Liên kết: Set 5 miếng Mặt nạ giảm nếp nhăn The Solution Wrinkle Care Face Mask The Face Shop