Giới thiệu Sách Già Sao Cho Sướng? - Để Có Một Tuổi Già Hạnh Phúc (Tái Bản 2019)
Công ty phát hành: Cty Bán Lẻ Phương Nam
Nhà xuất bản: NXB Văn Hóa - Văn Nghệ
Tác giả: Đỗ Hồng Ngọc
Loại bìa: Bìa Mềm
Số trang: 192
Năm xuất bản: 2019
Được mệnh danh là “người chữa bệnh bằng văn chương”, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc không chỉ là “người nhà” của Phương Nam với các ấn phẩm liên tiếp gần đây như: Thiền & Sức khoẻ, Ghi chép lang thang, Thư cho bé sơ sinh… mà còn rất thân quen với độc giả qua hàng loạt tác phẩm đã xuất bản: Gió heo may đã về, Già ơi… Chào bạn, Như ngàn thang thuốc bổ, Cành mai sân trước, Ăn vóc học hay, Thư gởi người bận rộn, Thấp thoáng lời kinh... Với tác phẩm Già Sao Cho Sướng? - Để Có Một Tuổi Già Hạnh Phúc, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc đã dùng cách viết dí dỏm để “chữa” thân bệnh, tâm bệnh cho các “bệnh nhân” ở tuổi xế chiều, “để có một tuổi già hạnh phúc”. Già thì khổ, ai cũng biết. Sanh lão bệnh tử. Nhưng già vẫn có thể sướng. Muốn sống lâu thì phải già chớ sao! Già có cái đẹp của già. Trái chín cây bao giờ cũng ngon hơn trái giú ép. Cái sướng đầu tiên của già là biết mình… già, thấy mình già, như trái chín cây thấy mình đang chín trên cây. Bác sĩ đã “bắt bệnh” cho người già với ba nỗi khổ thường gặp: - Một là thiếu bạn. Nhìn qua nhìn lại, bạn cứ rơi rụng dần… - Hai là thiếu… ăn. Không phải vì không có điều kiện ăn mà người già thường thích những món ăn kỳ cục, và phải lắng nghe mệnh lệnh của bao tử… - Ba là thiếu vận động! Già thì hai chân trở nên nặng nề, như mọc dài ra, biểu không chịu nghe lời ta nữa! Giải quyết được ba cái bệnh trên thì có thể nói già mà sướng. Tác giả: Đỗ Hồng Ngọc (bút hiệu Đỗ Nghê). Sinh năm 1940 tại Phan Thiết. Quê nhà: Lagi-Hàm Tân- Bình Thuận. Tốt nghiệp Tiến sĩ y khoa quốc gia, Y khoa Đại học đường Saigon, 1969. Bác sĩ chuyên khoa Nhi. Nguyên nội trú ủy nhiệm Bệnh viện Nhi đồng Sàigòn (1968-1969), Trưởng phòng cấp cứu Nhi (1973-1975), Trưởng khu Phòng khám Cấp Cứu BV Nhi Đồng 1 Tp.HCM (từ 1975-1985), Giám đốc Trung tâm Truyền thông – Giáo dục Sức khỏe Tp.HCM (1985-2005), Tu nghiệp Y tế công cộng tại Đại học Harvard Hoa Kỳ (1993) và Giáo dục sức khỏe tại CFES, Pháp (1997). Giảng viên thỉnh giảng Bộ môn Nhi, Đại học Y dựơc TP.HCM (1981-1995), Trưởng Bộ môn Khoa học hành vi & Giáo dục sức khỏe, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thach từ 1995-2008, Trưởng Bộ môn Y đức- Khoa học hành vi, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Tp.HCM 2008-2016, Cố vấn Bộ môn Y Đức – Khoa học hành vi Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM. Hiện nghỉ hưu. Tác phẩm Đỗ Hồng Ngọc: Thơ: Tình Người; Thơ Đỗ Nghê; Giữa hoàng hôn xưa; Vòng quanh; Thư cho bé sơ sinh & những bài thơ khác; Thơ Ngắn Đỗ Nghê… Tạp văn, Tùy bút: Gió heo may đã về; Già ơi…Chào bạn!; Những người trẻ lạ lùng; Thầy thuốc & Bệnh nhân; Như ngàn thang thuốc bổ; Cành mai sân trước; Thư gởi người bận rộn; Khi người ta lớn; Chẳng cũng khoái ru?; Nhớ đến một người; Ăn vóc học hay; Ghi chép lang thang; Một hôm gặp lại; Già sao cho sướng?... Phật Học: Nghĩ từ trái tim (về Tâm Kinh Bát Nhã}; Gươm báu trao tay (về kinh Kim Cang); Thấp thoáng lời Kinh; Thiền và Sức khỏe; Ngàn cánh sen xanh biếc (về kinh Pháp Hoa); Cõi Phật đâu xa (về kinh Duy Ma Cật); Thoảng Hương Sen… Y học phổ cập: Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò; Nói chuyện sức khỏe với tuổi mới lớn; Bệnh ở tuổi hoc trò; Viết cho Tuổi mới lớn; Với tuổi mười lăm; Bỗng nhiên mà họ lớn; Bác sĩ và những câu hỏi của tuổi mới lớn; Tuổi mới lớn (tuyển tập); Khi người ta lớn; Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng; Chăm sóc Trẻ từ sơ sinh đến 3 tuổi; Làm sao để trẻ được khỏe mạnh và thông minh? Những bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ em; Săn sóc con em nơi xa thầy thuốc; Nuôi con; Sức khỏe trẻ em; Câu chuyện Sức khỏe…
Giá DOGSWAG