Giới thiệu Sách Hào Quang Vật Lý Trong Bầu Trời Phật Học
Thông tin chi tiết
Công ty phát hành Thái Hà
Tác giả: Nguyễn Trí Thạch
Ngày xuất bản 11-2018
Số trang 311
Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Thế Giới
MÔ TẢ SẢN PHẨM
Trước hết, quyển sách nhỏ này không có ý định giới thiệu thành tựu nào của Vật lý hay Toán học, dù chỉ là nói về ý nghĩa hay tính thời sự của chúng. Tác giả chỉ mong tìm được trong đó nguồn cảm hứng khoa học, làm giá đỡ cho những suy nghĩ luôn đeo bám gần trọn cuộc đời mình từ hồi còn là một sinh viên, những câu hỏi “tại sao” vẫn chưa có lời giải về một bức tranh thực tại thế giới đang chịu sự lưỡng phân Vật chất - Tinh thần suốt hàng ngàn năm nay. Dường như sự cách biệt đó đang càng ngày càng lớn hơn trong nhận thức tư tưởng của phần đông giới tinh hoa trí thức. Trong khi đó, hiện đang diễn ra một nghịch lý sâu sắc mà ít ai để ý: Người ta bắt đầu nói nhiều đến hiệu ứng tổng hợp sức mạnh cứng và sức mạnh mềm. Đặc biệt, người ta đã tích hợp thành công thế giới thực và thế giới ảo trong một hệ thống công nghệ tự động mới, cho một nền sản xuất công nghiệp mới.
Trong hơn 50 năm, tôi đã đơn độc theo đuổi, tìm kiếm câu trả lời, và cũng không ngừng tự nâng cao, mở rộng kiến thức một số mặt nào đó của mình để bắt kịp thông tin về các sự kiện Vật lý ngày càng trừu tượng. Cũng từng ấy thời gian, tôi kiên nhẫn dành dụm từng “mảnh ghép” thu lượm được, dồn mọi nỗ lực để ghép nối ranh giới của hai bức tranh thực tại ấy trong tầm tư duy có thể của mình.
Hơn hai năm qua, tôi dành hết tâm lực để ghép nối hai bức tranh hiện thực ấy. Bức tranh của Tự nhiên, mà chủ yếu là thực tại Vật lý, thì cho đến nay, các nhà khoa học đã đi gần đến đích thống nhất với hai lý thuyết vang dội: Lý thuyết Hấp dẫn Lượng tử vòng (Theory of loop quantum gravity) và Lý thuyết dây.
Còn lại, bức tranh Siêu vật lý, chủ yếu là mảng Ý thức, Tinh thần và những hành vi hoạt dụng của nó, bao gồm: Tư duy, Trí tuệ, Tâm linh, thì giới khoa học xem như sở hữu của Triết học và Tôn giáo. Nơi đây là chiến trường của những cuộc bút chiến trường kỳ, chưa có hồi kết! Câu hỏi: “Liệu ranh giới của hai thế giới này có thật sự tồn tại trong một vũ trụ nhất thể hay không?” vẫn là một trăn trở của nhiều người. Tác giả là một trong số đó.
Ôm ấp suy tư một vấn đề lớn, nhiều lúc tôi cũng thấy lảng vảng cảm giác choáng ngợp, nghĩ mình quá nhỏ bé trước tầm vóc của một vấn đề lớn. Nhưng rồi cũng có một mãnh lực nào đó khuyến khích tôi đừng nên mặc cảm tự ti: Cứ đi sẽ đến, dù chỉ một đôi phần của mục đích! Tôi chợt nghĩ đến điều thứ 7 trong 14 điều răn của Phật: “Đáng thương lớn nhất của đời người là tự ti”, và tôi quyết định chia sẻ ý tưởng kết nối hai bức tranh này cùng bạn đọc. Đã đến lúc phải thoát khỏi nỗi lo sợ, phân vân trải dài cả nửa thế kỷ của đời mình trong suy tư đơn độc…
Vật lý học chỉ biết đến những gì thấy được, nghe được, kiểm chứng được, mà quên đi sự tự tại của một thế giới khác: Thế giới siêu nhiên vô hình. Một thế giới có sức mạnh ngàn lần, vời vợi và bao la hơn nhiều so với thế giới vật lý. Suy nghĩ này luôn làm tôi thấy luyến tiếc. Vũ trụ quan hai thế giới, coi thế giới như bức tranh hai mảng màu: Vật chất và Tinh thần, được ghi nhận sớm nhất trong lịch sử tư tưởng của nhân loại qua lý thuyết có tên là Nhị nguyên luận, do nhà bác học Pháp René Descartes (1596 - 1650) đề xuất.
Thực chất bức tranh đó mô tả hai thánh địa khác nhau, không có tác dụng liên thông nào giữa chúng. Tại sao bức tranh hiện thực lại bị cắt làm đôi vậy được? Ngay cả hai thực tại thế giới Vật lý: Vĩ mô và Vi mô, dù có nhiều phương diện khác biệt nhau, thậm chí đối nghịch nhau cả về bản thể luận và nhận thức luận, nhưng giữa chúng vẫn có sự liên kết trong một miền, Vật lý gọi là miền trung mô. Nghĩa là chúng vẫn xếp được trong một trật tự từ cái vô cùng lớn đến cái vô cùng nhỏ. Chúng là một phổ liên tục trên bình diện hiện thực.
#sachkinang #sachmebe #sachthamkhao #sachkinhte #sachdoc
Giá SONIC