Giới thiệu Sách - La bàn phong thủy
Thông tin chi tiết:
Công ty phát hành: Nhà Sách Minh Lâm
Tác Giả: nhiều tác giả
Số trang: 535
Năm xuất bản:2020
Khổ sách:19x27cm
Hình thức :bìa mềm
NXB:NXB Hồng Đức
Giới Thiệu sách:
La bàn phong thủy còn có tên gọi là La kinh, La kinh bàn,Tý Ngọ bàn, ... là một công cụ quan trọng đối với các nhà kham dự phong thủy học. Bởi vì nếu không có la bàn, các nhà phong thủy chẳng khác gì đi trong đêm tối, không thể biết được tọa sơn của mặt bằng kiến trúc hay lăng mộ để từ đó vận dụng mối quan hệ Ngũ hành, âm dương, Bát quái ... luận đoán về sự cát hung của thân chủ.
Căn cứ vào những tư liệu lịch sử, người Trung Quốc đã khám phá ra đặc tính chỉ hướng của kim nam châm từ sớm. Ngay từ thời Chiến quốc, người Trung Quốc đã bắt đầu sử dụng la bàn làm công cụ để dự trắc vận mệnh, gọi là Tư Nam. Những năm đầu thời Đông Hán, Vương Sung mô tả về Tư Nam như sau: “Tư Nam chi thược, đầu chi vu địa, kỳ để chỉ Nam” (Tư Nam có hình chiếc môi, đặt trên mặt địa bàn, cán mối chỉ hướng Nam). Theo như chiếc Tư Nam do học giả Vương Chấn Đạc phục hồi lại trên cơ sở những tư liệu lịch sử thì trên mặt địa bàn có ghi các nội dung như Bát quái, Thiên can, Địa chi, 28 vì tinh tú, những đặc điểm này tương đồng với một loại la bàn phổ biến ở thời nhà Hán, gọi là Thức bàn. Như vậy, những chiếc la bàn thời bấy giờ đã có hai bộ phận chính cấu thành nên những chiếc la bàn đời sau này là vật thể chỉ cực từ và bàn phương vị. Ở đời nhà Tống, nền kinh tế phát triển phồn vinh, giao thương hàng hóa trên biển được đẩy mạnh, la bàn cũng phát triển và được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực hàng hải. Học giả Thẩm Quát đời Bắc Tống đã chép trong cuốn Mộng khê bút đàm như sau: “Người ta dùng loại đá có từ tính mài thành những chiếc kim nam châm, nhưng thường hơi lệch về hướng Đông chứ không chỉ hướng chính Nam. Có nhiều cách sử dụng kim nam châm như đặt trên ngón tay, đặt trên miệng bát, thả nổi trên nước, nhưng cách tốt nhất định là trên bằng dây. Cách treo là dùng một sợi dây tơ buộc vào giữa cây kim, treo ở những nơi kín gió, đầu mũi kim sẽ chỉ hướng Nam. Cũng có loại kim chỉ hướng Bắc”. Đến đời nhà Thanh, la bàn lại được bổ sung thêm nhiều vòng mới. Kể từ sau đời nhà Minh, do những thuyết về mệnh lý học và phong thủy học được nhập lẫn vào nhau khiến cho môn phong thủy học càng trở nên phức tạp, vì vậy mà trên những chiếc la bàn thời kỳ này phân thành nhiều vòng và những nội dung được ghi với mật độ khá dày đặc, nói chung ít thì vài vòng, nhiều thì mười mấy vòng. Các nhà kham dự phong thủy dựa vào đó để quan sát thiên địa để luận đoán sự cát hung của mặt bằng kiến trúc. Trong cuốn sách này xin được giới thiệu với bạn đọc về lịch sử hình thành và cấu tạo, đặc điểm của la bàn.
Giá CHOW