Giới thiệu Sách - Mông Cổ Bí Sử
Công ty phát hành: Tri Thức Trẻ Books
Ngày xuất bản: 04-2021
Kích thước: 16 x 24 cm
Dịch Giả: Ngô Trần Trung Nghĩa
Loại bìa: Bìa mềm
Số trang: 234
Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Văn Học
---
Mông Cổ bí sử là tác phẩm văn học viết đầu tiên của người Mông Cổ. Đây cũng là một tác phẩm sử học, ghi chép quá trình hình thành và phát triển của các bộ tộc trên thảo nguyên, từ giai đoạn khởi thủy cho đến năm thứ mười hai đời Nguyên Thái Tông Oa Khoát Đài (1240). Trong đó, nổi bật hơn cả là sự trỗi dậy của Đế quốc Mông Cổ với những cuộc chinh phạt khắp bốn phương do Thành Cát Tư Hãn chỉ huy.
Đúng như tên gọi, bộ sách này vốn là tài liệu bí mật của Mông Cổ và sau đó là triều đình nhà Nguyên, chỉ gìn giữ trong hoàng cung, không cho truyền ra bên ngoài. Sau khi lật đổ nhà Nguyên và chiếm lấy Đại Đô, nhà Minh tìm thấy bộ Mông Cổ bí sử. Đáng chú ý là toàn văn viết bằng chữ Hán, các văn nhân người Hán nhìn chữ nào cũng biết, nhưng đọc lên thì chẳng hiểu được câu nào!
Thì ra sách này dùng chữ Hán để ghi âm tiếng Mông Cổ, tựa đề viết tám chữ Mang Hoát Luân nữu sát thoát sát an (Mongqol-un niuča tobča’an, 忙豁侖紐察脫察安). Trong đó, Mang Hoát Luân (Mongqol-un, 忙豁侖) là Mông Cổ, nữu sát (niuča, 紐察) có nghĩa là bí mật và thoát sát an (tobča’an, 脫察安) có nghĩa là tài liệu. Cả cụm từ nghĩa là“Tài liệu bí mật của Mông Cổ”.
Có thể nói, Mông Cổ bí sử là một bộ sách hết sức đặc biệt, được nhà văn Kim Dung gọi là “hữu tự thiên thư”. Trong bài Hậu ký của tiểu thuyết Xạ điêu anh hùng truyện, Kim Dung viết:
Trên thế giới có rất nhiều học giả dùng cả đời để nghiền ngẫm và nghiên cứu, công bố hàng loạt luận văn, sách chuyên đề, giải thích âm đọc, thậm chí còn xuất bản cả tự điển chuyên ngành, mỗi chữ Hán kỳ lạ đều có thể tra ra được nghĩa gốc trong tự điển. Bất cứ ai muốn nghiên cứu lịch sử thế giới suốt tám trăm năm qua thì không thể không đọc Mông Cổ bí sử.
Nhìn từ phương diện văn học, có thể xem Mông Cổ bí sử là một bản anh hùng ca. Bởi lẽ cuộc đời chinh phạt của Thành Cát Tư Hãn cũng lẫy lừng ngang ngửa với Alexandros Đại đế hay Julius Caesar ở phương Tây, đồng thời cũng giàu chất sử thi không hề thua kém chiến tranh thành Troia trong thần thoại. Đúng như sử gia Kha Thiệu Mân đánh giá: “Quân của Thành Cát Tư Hãn đi vạn dặm mà cứ như ra vào cửa ngõ, từ thời Tam đại về sau chưa từng có”.
Lời khuyên của Biên tập viên dành cho việc đọc cuốn sách
Mông Cổ bí sử không chỉ là một tư liệu lịch sử quan trọng, còn là một trong các tư liệu thành văn đầu tiên của thơ ca Mông Cổ. Nếu bạn là người đam mê tìm hiểu lịch sử thế giới nói chung cũng như lịch sử vùng Đông Á nói riêng thì đây là một cuốn sách mà bạn không thể bỏ qua. Với cách dịch khéo léo và sát nghĩa nhất có thể, dịch giả đã truyền tải được rõ nét văn phong sinh hoạt rất thô mộc của những bộ lạc vùng thảo nguyên. Cuốn sách đã kể lại một cách tỉ mỉ về Thành Cát Tư Hãn – vị vua vĩ đại của Mông Cổ, người đã mở rộng và thống nhất đế quốc Mông Cổ rộng lớn, cũng như chỉ huy quân đội đánh chiếm tàn bạo đến nỗi cái tên ông trở thành nỗi ám ảnh của cả vùng châu Á lúc đương thời. Bên cạnh việc khắc họa những trận chiến, cuốn sách cũng kể lại một cách tỉ mỉ về thời niên thiếu của Thành Cát Tư Hãn, khi ấy còn là Thiết Mộc Chân và cho chúng ta thấy những khía cạnh rất khác về ông.
Câu nói hay dành tặng bạn
“Vua vĩ đại, tên Thành Cát Tư Hãn
Buổi sinh thời danh tiếng đã đứng đầu
Chẳng chốn nào ở bất cứ nơi đầu
Có chúa tể vẹn toàn như ngài ấy.”
Tác giả
Cho đến nay, vẫn chưa có ai xác định được chính xác tác giả của cuốn Mông Cổ bí sử. Trước mắt, có giả thuyết của hai học giả Nội Mông Cổ tên Quan Bố Trát Bố và A Tư Cương cho rằng: người biên soạn là Thất Khất Khan Hốt Đô Hốt, một trong bốn nghĩa đệ của Thành Cát Tư Hãn.
Giá JEFE