Sách & Tạp Chí > Sách > Khoa Học - Toán Học || Sách - Nguồn gốc các loài
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Sách - Nguồn gốc các loài

NGUỒN GỐC CÁC LOÀI
Tác giả: Charles Darwin
Thể loại: Sinh vật học
Loại bìa: Mềm
Kích thước: 16 x 24 cm
Xuất bản: NXB Tri thức
Năm phát hành: 2021

GIỚI THIỆU SÁCH
Nguồn Gốc Các Loài là tên rút gọn của cuốn sách Về Nguồn Gốc Các Loài Qua Con Đường Chọn Lọc Tự Nhiên, hay Sự Bảo Tồn Những Chủng Ưu Thế Trong Đấu Tranh Sinh Tồn (của Charles Darwin, xuất bản năm 1859). Đây là một cuốn sách khoa học hiếm có khi bán hết 1250 bản in lần đầu trong vòng một ngày và trong một thời gian ngắn đã làm “rung chuyển” cả thế giới. Cuốn sách này là kết quả của những quan sát của Darwin trong chuyến đi gần 5 năm, từ 1831 đến 1836, trên con tàu biển Beagle vòng quanh thế giới, cùng với những suy tư và nghiên cứu của ông trong hai mươi năm sau đó, trong đó ông đặt vấn đề có tính quyết định về biến đổi luận hay sự tiến hóa. Sách của ông đã được xuất bản nhiều lần, sửa đổi, liên tục cập nhật cho đến khi ông mất.

Charles Robert Darwin (1809-1882) là một nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực tự nhiên học. Ông là người đã phát hiện và chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên. Nếu như sự tiến hóa được cộng đồng các nhà khoa học và công chúng chấp nhận ở thời đại Darwin, thì lý thuyết chọn lọc của ông trong những năm 1930 được xem như lời giải thích chính yếu cho quá trình này, và ngày nay đã trở thành nền tảng cho lý thuyết tiến hóa hiện đại. Khám phá này là lý thuyết thống nhất cho các ngành khoa học sinh vật, có thể đưa ra lời giải thích duy lý cho sự đa dạng loài.

Tác phẩm gồm 14 chương và 2 phụ lục:

Chương I: Biến đổi thuần hoá
Chương II: Biến đổi tự nhiên
Chương III: Đấu tranh sinh tồn
Chương IV: Chọn lọc tự nhiên
Chương V: Quy luật biến đổi
Chương VI: Những khó khăn về mặt lý thuyết
Chương VII: Bản năng
Chương VIII: Sự lai giống
Chương IX: Nhược điểm của cứ liệu địa chất
Chương X: Sự tiếp biến về mặt địa chất của các sinh thể
Chương XI: Phân bố địa lý
Chương XII: Phân bố địa lý (Tiếp theo)
Chương XIII: Mối quan hệ qua lại giữa các sinh thể: Hình thái học: Phôi thai học: những cơ quan sơ khai
Chương XIV: Tóm tắt và kết luận
Phụ lục 1. Bản tóm tắt lịch sử quá trình nhận thức về nguồn gốc các loài
Phụ lục 2. Lời giới thiệu của Ngài Julian Huxley

Giá SWASH
Liên kết: Son dưỡng môi từ Lựu Lip Care Stick 02 Pomegranate fmgt The Face Shop