Giới thiệu Sách - Những Trang Sử Vẻ Vang - Từ Trước Cuộc Nội Thuộc Tàu Đều Đầu Triều Gia Long
Tên Nhà Cung Cấp Nhã Nam
Tác giả GS.Nguyễn Lân
NXB NXB Hồng Đức
Năm XB 2021
Trọng lượng (gr) 300
Kích Thước Bao Bì 20.5 x 14 cm
Số trang 272
Hình thức Bìa Mềm
Sản phẩm hiển thị trong
Nhã Nam
Sản phẩm bán chạy nhất Top 100 sản phẩm Lịch Sử bán chạy của tháng
LỜI GIỚI THIỆU
Năm 1944 bố tôi viết cuốn Những trang sử vẻ vang và được Nhà xuất bản Mai Lĩnh phát hành. Khi đó bố tôi mới 38 tuổi. Chúng tôi rất vinh hạnh khi được bố tôi viết ở đầu sách: “ u yếm mong bốn con Lân Tuất, Tề Chỉnh, Lân Dũng, Lân Cường sau này sẽ tìm thấy ở ‘Những trang sử vẻ vang’ một nguồn sống mạnh mẽ và xứng đáng”. Hôm nay anh và chị tôi đều đã về với bố và mẹ tôi, nên tôi xin thay mặt 6 đứa con trai còn lại của bố mẹ tôi viết vài lời giới thiệu này.
Bố tôi là một nhà giáo xuất thân từ một làng quê nghèo. Năm 1925, ở tuổi 19, bố tôi đã viết cuốn tiểu thuyết đầu tay Cậu bé nhà quê, tác phẩm này cùng với Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách được coi là những tiểu thuyết đầu tiên ở nước ta. Sau đó bố tôi còn viết ba cuốn tiểu thuyết khác là Khói hương (1935), Ngược dòng (1936) và Hai ngả (1938).
Trong Vài lời ngỏ trước của cuốn Những trang sử vẻ vang, bố tôi tâm sự “mục đích của người viết quyển sách này chỉ là nhắc lại giữa bạn thanh niên những hành vi siêu việt của ông cha ta, để ai nấy đều có một tin tưởng mãnh liệt đối với tiền đồ của đất nước. Mình có tin rằng giống nòi mình không hèn, tổ tiên mình không kém, thì mình mới có đủ nghị lực mà gây cho non song một tương lai rực rỡ”. Tự đánh giá về cuốn sách này, bố tôi đã nói rõ: “Biên quyển sách này, thuật giả không có cái cao vọng làm công việc một sử gia dày công nghiên cứu mà chỉ mong làm một nhà cổ động kêu gọi bạn trẻ nên quay về tìm ở trang sử cũ nước nhà một lẽ sống xứng đáng cho cuộc đời mình”.
Qua hai tập sách, bố tôi đã kể lại 65 mẩu chuyện về những tấm gương đáng ghi nhớ trong lịch sử nước nhà. Bên cạnh những nhân vật lịch sử danh tiếng đã được ghi tên trên đường phố thủ đô hay tại nhiều thành phố khác, còn có những nhân vật mà tôi và chắc là nhiều người khác, chưa hề nghe đến. Đó là Lưu Định, Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Phạm Hạp, Nguyễn Dương, Đỗ Khắc Chung, Trần Thời Kiếm, Lê Dác, Võ Duy Dương, Lê Cảnh Tuân, Nguyễn Súy, Nguyễn Thái Bạt, Lê Tuấn Kiệt, Mạc Ngọc Liễn, Nguyễn Tự Niên, Nguyễn Công Hãng, Chân Thị, Duy Vỹ, Lý Trần Quán, Phan Thị Thuấn, Trần Công Thước, Nguyễn Khoa Đăng, Nguyễn Đăng Trường, Trần Phương Bính, Trần Danh Án, Trần Quang Châu, Nguyễn Đình Giản, Lê Quýnh, Nguyễn Viết Triệu, Nguyễn Văn Quyên, Nguyễn Thị Kim, Võ Tánh, Ngô Tuần Châu. Mỗi nhân vật đều được ghi rõ sự tích, kèm theo các văn bản chữ Hán (có lời dịch) ghi nhận từng chiến tích.
Lời cuối sau Tập 2, bố tôi đã viết: “Ngày nay tuy nước ta chia ra ba kỳ với những chế độ chính trị khác nhau, nhưng người trong nước đều đã biết rằng mình cùng một nòi giống, cùng một tổ tiên, cùng một lịch sử, cùng một tiếng nói, nên cùng vui cùng buồn với nhau, và nhất định nắm tay nhau mạnh bạo bước trên con đường tiến bộ để làm cho nước Việt Nam trở nên một nước phú cường, xứng đáng với ‘Những trang sử vẻ vang’ của ông cha ta để lại”.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Nguyễn Lân Dũng
Giá MARIO