Giới thiệu Sách - phật giáo sinh tử kỳ thư
NỘI DUNG SÁCH
- Lý giải chân tướng của sự sống và cái chết, giúp bạn đối diện với cái chết
- 200 đồ hình miêu tả về quá trình trước và sau lúc lâm chung
- Mật pháp thực dụng giúp cho vong linh lúc lâm chung được đầu thai chuyển kiếp
- Phá giải chân tướng sinh mệnh luân hồi
Phật giáo sinh từ kỳ thư
"Sinh" và "Tử" là hai từ có ý nghĩa đối lập nhau, cùng dựa vào nhau để tồn tại. Chúng ta hiện tại đang tồn tại ở trạng thái sinh, nhưng đến một lúc nào đó cũng không thể dùng tiền bạc, sức mạnh để ngăn trạng thái chết đến với mình. Sau khi chết sẽ như thế nào? Sau khi chết là một thế giới khác, vậy chết đã phải là kết thúc chưa hay là một sự bắt đầu mới? Nhiều người trên thế gian đều sợ hãi khi nghĩ tới điều này, vĩ nỗi sợ hãi đó mà không ai có thể biết được trạng thái chết một cách tường minh. Nhân vật Hamlet từng đặt ra câu hỏi: "tồn tại hay không tồn tại", đó chỉ là câu hỏi để đưa ra phương châm hành động hiện tại chứ thực tình sau khi không tồn tại thì bản thân nhân vật cũng không thể hiểu nổi mình sẽ ở trạng thái nào và phương châm hành động tiếp theo là gì.
Người ta thường nói: "Sinh hữu kỳ, tử bất kỳ", có thể đoán biết được sau 9 tháng 10 ngày một con người mới sẽ xuất hiện hoặc có thể dùng các phương tiện khoa học để nghiên cứu, đưa ra kết luận chính xác khi nào một công dân ra đời, nhưng có một phương tiện khoa học nào có thể đưa ra dự đoán chính xác mấy giờ mấy phút một người bất kỳ nào chết. Không cần đưa ra thống kê về việc này, nhưng bạn có thể thấy trong xã hội chúng ta đang tồn tại một loạt các nhà tâm linh được mọi người tin theo, có thể giải đáp cho bạn một thông tin nào đó liên quan tới bệnh tật và cái chết. Lúc đó bạn hãy tự đặt câu hỏi cho mình, sinh mệnh của mình do ai nắm giữ?
Khi cuốn sách: "Tây Tạng Sinh Tử Kỳ Thư" của Đại sư Liên Hoa được xuất bản, có nhiều bạn đọc đã đặt câu hỏi, nếu tin theo cuốn sách thì có nghĩa chúng ta sẽ bỏ đi việc thờ cúng tổ tiên? Thực tế cho thấy không một tôn giáo nào khuyên người ta làm việc ác, từ Đức Phật đến các thánh nhân đều khuyên bạn tôn kính cha mẹ. Trong cuốn sách này, bạn có thể tìm đọc phần tôn kính sáu phương. Trong đó nói rõ vấn đề kính lễ Phương Đông là tôn kính cha mẹ. Việc thờ cúng cha mẹ là một phần đạo tu hành, việc hiểu về phương pháp đón nhận cái chết là sự chuẩn bị cho mình, khi làm chủ được sinh tử có nghĩa là bạn đã chứng đắc được Phật lý. Đó là hai việc hoàn toàn khác nhau. Trong trường hợp này, bạn có thể đọc lại câu chuyện ngài Mục Kiền Liên cứu mẹ. Để cứu được mẹ, này Mục Kiền Liên đã chứng ngộ được Phật lý, hiểu rõ căn nguyên của sự khổ đau mà mẹ ngài đang phải lãnh nhận.
Chúng ta thường thấy khi người thân mất đi, người ta thường thờ cúng trong vòn 49 ngày. Giai đoạn 49 ngày đó là một khoảng thời gian ngắn trên dương thế nhưng lại đầy những khổ đau và thử thách với vong linh, đó là hai giai đoạn Trung ấm Pháp tính và Trung ấm Đầu thai.Cuốn sách sẽ có những chỉ điểm chính xác cho bạn khi tiếp xúc với từng vấn đề. Ngoài ra, cuốn sách còn đề cập đến các phương pháp Mật tu để đối cảnh với giai đoạn Trung ấm ngay khi bạn đang sống, chuẩn bị các tư lương cho cuộc hành trình về cái chết cùng với các nghi thức được dùng phổ biến trong Phật giáo. Đây là những nội dung mới mẻ và đặc sắc mà cuốn " Phật giáo sinh tử kỳ thư " bàn đến.
MỤC LỤC:
Chương 1: Quan niệm độc đáo về lẽ sinh tử của Phật gia: Vô sinh vô tử, vô thường vô ngã
Chương 2: Từ thụ sinh đến thụ thai: sinh khổ
Chương 3: Lợi dụng sinh mệnh: Bản hữu
Chương 4: Gỡ bỏ tấm màn thần bí của cái chết: Quá trình đi đến cái chết
Chương 5: Lịch trình sau khi chết và chuyển sinh: Vãnh sinh tịnh độ hoặc đầu thai cõi người
Chương 6: Thế giới trang nghiêm, thanh tịnh vượt qua luân hồi: Tịnh độ Phật quốc
Chương 7: Bước vào chặng cuối cùng: Nghi thức tang lễ của Phật giáo
Phật giáo sinh tử kỳ thư (2011, B239)
Tác giả: Thích Điền Tâm
Nhà xuất bản: Thời Đại
Nhà phát hành: Minh Lâm
Hình thức bìa: Bìa cứng
Số trang: 447
Kích thước 19x27
Cân nặng: 1,320 (gram)
Giá DJT