Sách - Tâm lý học lâm sàng (NXB Tri thức)

Tác giả: Dana Castro | Xem thêm các sản phẩm Sách Tâm lý - Giới tính của Dana Castro
Sách & Tạp Chí > Sách > Sách Tâm Lý Học || Sách - Tâm lý học lâm sàng (NXB Tri thức)
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Sách - Tâm lý học lâm sàng (NXB Tri thức)

Tên sách: Tâm lý học lâm sàng
Tác giả: DANA CASTRO
NXB: NXB Tri Thức
Nhà phát hành: Nxb Tri thức
Khổ sách: 16 x 24 cm
Số trang: 352 trang
Loại bìa: Bìa mềm, tay gập

TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG LÀ GÌ?

1.Định nghĩa tổng quát về Tâm lý học

Về mặt từ nguyên, thuật ngữ “tâm lý học” (psychology) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, là sự kết hợp của “psyché” (tâm hồn) và “logos” (khoa học). Tâm lý học, như vậy, có nghĩa là khoa học về tâm hồn, khoa học nghiên cứu tâm trí. Hiện nay, người ta định nghĩa Tâm lý học như một khoa học nhân văn có mục đích diễn giải các hành vi và ứng xử của con người trên cơ sở tâm trí bình thường hoặc bệnh lý. Nói cách khác, mục tiêu nghiên cứu của Tâm lý học là sự phối hợp của tư tưởng, cảm xúc và hành động ở con người.

Các hành vi mà Tâm lý học nghiên cứu liên quan đến hai phương diện cụ thể: các hành vi có tính tâm vận động (ví dụ sự phát triển của trẻ nhỏ tùy theo tuổi: tư thế của đầu, bò bằng tứ chi và đi bằng hai chân) và các chức năngtâm lý (ví dụ như sự nhận thức, ngôn ngữ, sự học tập, trí thông minh, tư duy, ký ức, động cơ, cảm xúc...). Sự mô tả và giải thích khoa học các hành vi này dựa trên một tổ hợp các kỹ thuật nghiên cứu (quan sát, trò chuyện, trắc nghiệm...) và các học thuyết (Phân tâm học, Tâm lý học Nhận thức - Hành vi, Tâm lý học Xuyên văn hóa...) mà chúng ta sẽ đề cập sau.

Lịch sử và nguồn gốc của Tâm lý học Lâm sang

Từ “lâm sàng” (clinique trong tiếng Pháp hay clinical trong tiếng Anh) bắt nguồn từ từ “cliné” trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “giường”. Từ này được dùng từ lâu trong Y học, để chỉ sự thăm bệnh của bác sỹ tại giường bệnh của bệnh nhân; nhờ có sự thăm bệnh lâm sàng này mà bác sỹ chẩn đoán và cho y lệnh điều trị.

Là một nhánh của Tâm lý học, một cách tổng quát, Tâm lý học Lâm sàng có mục tiêu nghiên cứu sâu xa các quá trình tâm trí của một cá nhân từ các hành vi bình thường đến bệnh lý; tiến trình này được thực hiện thông qua việc tiếp cận, gặp gỡ với cá nhân, dựa trên các trường hợp cụ thể, bằng các phương pháp chuyên biệt.

Những người khởi xướng

Philippe PINEL (1745-1824)

Pinel được xem như người khai sinh ra Tâm lý học Lâm sàng. Ông đã tháo gỡ xiềng xích cho cái gọi là “người điên”, “người loạn trí” để áp dụng phương pháp điều trị tâm lý. Là người đưa các yếu tố lâm sàng và nhân văn vào Tâm thần học, ông chứng minh rằng để giúp bệnh nhân khỏi bệnh, thay vì xem họ như người loạn trí, các cán bộ y tế cần xem họ như những người cần được trợ giúp, từ đó can thiệp dựa trên sự thấu hiểu và quan tâm nhằm giúp đỡ và khiến bệnh nhân cảm thấy dễ chịu. Phương pháp lâm sàng đầu tiên mà Philippe PINEL phác họa là phương pháp dựa vào sự quan sát bệnh nhân.

Pierre JANET (1859-1947)

Ông là bác sỹ tâm thần đầu tiên nhắc đến Tâm lý học Lâm sàng (trong cuốn Névroses et idées fixes, Paris: Alcan, 1898). Theo ông, các bác sỹ phải dùng Tâm lý học Lâm sàng để chữa các bệnh tâm thần. Ông chú ý phân tích và quan sát các trường hợp lâm sàng của từng cá nhân cụ thể để tìm hiểu sâu hơn về bệnh lý học.

Lightner WITMER(1867-1956)

Nhà tâm lý học người Mỹ này, vào năm 1896, là người đầu tiên giới thiệu các thuật ngữ tâm lý học lâm sàng và phương pháp lâm sàng. Ông thành lập tại Pennsylvania Phòng khám tâm lý (Psychological Clinic) đầu tiên trên thế giới chuyên chăm chữa cho trẻ em có vấn đề về sức khỏe tinh thần. Ông cũng là người sáng lập ra tạp chí cùng tên.

Sigmund FREUD (1856-1939)

Freud chỉ dùng từ tâm lý học lâm sàng có một lần duy nhất trong bức thư gửi đến FLIESS (1858-1928) vào năm 1899. Ông không nhắc đến khái niệm này vì theo ông, tâm lý học lâm sàng phụ thuộc trực tiếp vào sự quan sát bệnh nhân, trong khi dù rằng có dựa trên lâm sàng (ở khía cạnh tiếp cận trực tiếp với bệnh nhân), Phân tâm học mời gọi sự lắng nghe của vô thức để suy đoán các triệu chứng. Freud là người có ảnh hưởng nhiều đến các học thuyết lâm sàng và các kỹ thuật trị liệu. Ngày nay, nhiều nhà lâm sàng vẫn tham khảo Phân tâm học.



2) Mục lục

Chương 1. GIỚI THIỆU CHUNG

1.1. TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG LÀ GÌ?

1.2. TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG Ở VIỆT NAM

Chương 2. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN ĐỐI VỚI TÂM LÝ LÂM SÀNG

2.1. SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ SƠ SINH

2.2. TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN TRẺ EM

2.3. TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN VỊ THÀNH NIÊN

2.4. TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH

Chương 3. TÂM BỆNH HỌC

3.1. TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM

3.2. TÂM BỆNH HỌC VỊ THÀNH NIÊN

3.3. TÂM BỆNH HỌC NGƯỜI LỚN

Chương
Giá PSG
Liên kết: Son dưỡng mềm môi có màu Dr. Belmeur Advanced Cica Touch Lip Balm The Face Shop