Giới thiệu Sách Tinh hoa du ký trên Tri Tân Tạp chí (1941-1945)
Tên sách: Tinh hoa du ký trên Tri Tân Tạp chí (1941-1945)
Thể loại: Du ký
Tác giả: Nguyễn Bá Dung – Trần Bá Dung sưu tầm và biên soạn
Khổ sách: 16 x 24 cm
Số trang: 396
Bìa mềm
Giá bìa: 259.000
Số ISBN: 978-604-334-275-8
Mã vạch: 978-604-334-275-8
Đơn vị liên kết: Tri Thức Trẻ Books & NXB Thanh Niên
Tinh hoa du ký trên Tri Tân Tạp chí (1941-1945)
Cuốn sách cung cấp tư liệu cho người yêu văn hóa, văn học, các ngành du lịch, địa phương học, nhân học và liên ngành khoa học xã hội…
Tạp chí Tri Tân là Tuần báo do Nguyễn Tường Phượng làm chủ bút. Số đầu ra từ tháng 3/6/1941, số cuối là ngày 22/11/1945, tổng cộng 212 số báo. Năm 1946, Tạp chí Tri Tân còn ra 2 số mới nữa vào ngày 6/6/1046 và 16/7/1946. Tri Tân là một tạp chí chủ trương ôn cố tri tân (ôn vốn cũ theo hướng mới) trong nhiều lĩnh vực khác nhau như sử học, dân tộc học, triết học, ngôn ngữ học, nghiên cứu và phê bình văn học…
Cuốn sách Tinh hoa du ký trên Tri Tân Tạp chí (1941-1945) là tập hợp 44 mục bài trên các số tạp chí Tri Tân trong khoảng thời gian từ 1941 đến 1945. Thể loại chủ yếu là du ký, ghi lại chi tiết về văn hóa, dân tộc học, khảo cứu phong tục, đi thăm di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, sinh thái, mỹ thuật, điều tra xã hội học, du ngoạn bằng đường không, đường bộ, tàu hỏa, tàu thủy…
Cuốn sách là hành trình khám phá địa chí, phong tục và dân tộc học, ghi nhận sự trải nghiệm các chứng tích, địa chỉ lịch sử - văn hoá một thời, giúp người đọc sống trong tâm thức “khảo cổ” và thực tại đời sống tinh thần dân tộc giai đoạn 1941 - 1945… Các tác phẩm được viết từ ngót 80 năm trước, nhưng chắc chắn vẫn là những bài học nghiệp vụ hữu ích cho những người viết, người làm công tác khảo cứu, văn hóa, du lịch… hôm nay; góp phần khẳng định vị thế thể tài du ký văn học - báo chí và giá trị văn hóa - văn học của Tri tân Tạp chí như một sự tiếp nối và phát triển của Nam phong tạp chí giai đoạn 1917-1934 và Phong hóa, Ngày nay (1932-1939), góp phần cung cấp tư liệu cho người yêu văn hóa, văn học, các ngành du lịch, địa phương học, nhân học và liên ngành khoa học xã hội…
Tập hợp các tác giả
Nhóm Tri Tân lại quy tụ những nhà nghiên cứu lịch sử, văn học, nhà thơ, nhà văn, một số xuất thân tây học nhưng phần lớn thuộc lớp cũ, như Nguyễn Văn Tố, Dương Bá Trạc, Nguyễn Tường Phượng, Hoàng Thúc Trâm, Nguyễn Đôn Phục, Thiếu Sơn Lê Sĩ Quý, Trúc Khê Ngô Văn Triện, Hoàng Minh Giám, Chu Thiên, Nguyễn Huy Tưởng, Phan Khắc Khoan...
Nguyễn Văn Tố (1889 - 1947), bút hiệu Ứng Hòe, là một nhà nghiên cứu khoa học xã hội Việt Nam và là Chủ tịch Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Dương Bá Trạc (1884 – 1944), hiệu Tuyết Huy; là nhà cách mạng, nhà báo, nhà văn Việt Nam thời Pháp thuộc. Theo Vũ Ngọc Phan, trong các nhà văn đi tiên phong ở nửa đầu thế kỷ 20.
Năm 1936 Nguyễn Tường Phượng cùng Hoàng Thúc Trâm, Phan Mạnh Danh... sáng lập tạp chí Tri Tân, giữ chân chủ nhiệm kiêm chủ bút tạp chí này cho đến năm 1945.
Hoàng Thúc Trâm (1902 - 1977), bút danh Hoa Bằng, Sơn Tùng, Song Côi; là nhà nghiên cứu văn học và sử học Việt Nam.
Giá OPENAI ERC