KTSG Số 21-2024: Sóng tỷ giá và nỗi lo lạm phát(KTSG) – Trên quan điểm lãi suất quyết định giá trị đồng tiền, các chuyên gia của VEPR khẳng định, trong bối cảnh xuất siêu giảm, áp lực lên cung cầu ...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Tạp chí Kinh tế Sài Gòn kỳ số 21-2024

KTSG Số 21-2024: Sóng tỷ giá và nỗi lo lạm phát

(KTSG) – Trên quan điểm lãi suất quyết định giá trị đồng tiền, các chuyên gia của VEPR khẳng định, trong bối cảnh xuất siêu giảm, áp lực lên cung cầu ngoại tệ kéo dài còn các giải pháp hút thanh khoản hay bán dự trữ ngoại hối chưa đủ để ổn định tỷ giá, lãi suất sẽ là công cụ hiệu quả nhất. Vấn đề là khi lãi suất tăng, chi phí lãi vay của doanh nghiệp sẽ bị đẩy lên, giá thành hàng hóa, dịch vụ tăng, gây ra lạm phát.

Luật mới có được thực thi thông suốt hay không cũng rất quan trọng (mục Ý kiến): Lâu nay chúng ta thường đọc thấy trên báo chí những con số thiệt hại hàng chục, thậm chí là hàng ngàn tỉ đồng do nạn tham nhũng và các nhóm lợi ích gây ra; chưa có ai thử tính xem thiệt hại do sự vô cảm, đùn đẩy trách nhiệm, không làm vì sợ sai… của các cán bộ công chức gây ra nhiều đến mức nào.

Bài học từ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội (An Nhiên): Nâng cao năng lực đề xuất, ban hành chính sách phù hợp với thực tiễn và bảo đảm tính khả thi là bài học kinh nghiệm quan trọng nhất sau hai năm triển khai Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội.

Hai chướng ngại thách thức giải ngân đầu tư công (Cẩm Hà): Giải ngân đầu tư công trong bốn tháng đầu năm cao hơn cùng kỳ năm ngoái đưa lượng vốn lớn ra nền kinh tế hỗ trợ cho tăng trưởng và thậm chí còn dấy lên mối lo cuối năm thiếu vốn nếu tiếp tục giải ngân tốt như hiện nay.

Chuyện dài nợ xấu (Thụy Lê): Nợ xấu tiếp tục đi lên trong những tháng đầu năm nay. Điều này sẽ kéo theo những hệ lụy gì? Giải pháp nào đã, đang và sẽ tiếp tục được triển khai để hỗ trợ việc xử lý nợ xấu cho hệ thống ngân hàng?

Thận trọng hơn với rủi ro tỷ giá (TS. Võ Đình Trí): Từ đầu năm đến nay, nhiều đồng tiền của các nước châu Á yếu đi đáng kể so với đô la Mỹ. Điều này tạo nên áp lực rất lớn không chỉ đối với các chính phủ mà còn đối với các doanh nghiệp. Bất ổn về địa – kinh tế – chính trị trong thời gian tới sẽ càng nhiều, rủi ro tỷ giá cần được chú trọng và quản lý sát sao hơn.

Sóng tỷ giá và nỗi lo lạm phát (Khánh Nguyên): Mặc dù lạm phát vẫn nằm trong tầm kiểm soát dưới ngưỡng mục tiêu, song có thể gia tăng trong thời gian tới, trong đó chi phí đẩy là yếu tố đáng quan tâm. Đây là câu chuyện liên quan tới tỷ giá.

Dè chừng xu hướng lạm phát đi lên (Tuệ Nhiên): Việt Nam những năm gần đây đã kiểm soát lạm phát khá tốt. Như năm 2023 vừa qua, lạm phát bình quân chỉ tăng 3,25% so với năm 2022, dưới ngưỡng mục tiêu mà Quốc hội đặt ra và là năm thứ 9 liên tiếp Việt Nam kiểm soát lạm phát thành công dưới ngưỡng 4%. Dù vậy, đang dần xuất hiện những rủi ro gây áp lực lên biến số này.

Nguyễn Quốc Việt: Doanh nghiệp “thoát khó” khi các loại thị trường hiệu quả (Hoàng Hạnh): “Việt Nam phải thiết kế được những chính sách trung và dài hạn để thúc đẩy được tính hiệu quả của các loại thị trường, gồm thị trường sản xuất, thị trường dịch vụ, thị trường tài chính và thị trường bất động sản”, TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách trao đổi với Tạp chí Kinh tế Sài Gòn.

Ông Nguyễn Đức Hùng Linh: Thay đổi cách nhìn về phát triển kinh tế (Khánh Nguyên): Cần thay đổi cách nhìn về phát triển kinh tế, chú ý đến kích cung và các biện pháp kích cung. Chỉ có như vậy, các quyết sách kinh tế mới thực sự đi đúng và đi trúng vào những điểm trọng yếu, giúp hệ thống doanh nghiệp Việt Nam tăng tốc đi nhanh.

“Thắt dây an toàn” khi VN-Index tiến vào vùng kháng cự! (Thanh Thủy): Về xu hướng của VN-Index, sau chuỗi phiên hồi phục liên tiếp từ đáy, hiện chỉ số này đang tiến vào khu vực kháng cự mạnh từ 1.280-1.300 điểm. Đây là vùng nhiều khả năng sẽ có lực cung mạnh ra thị trường do lượng mua bị mắc kẹt trước đây khá lớn.

Kỳ vọng “quy chế kinh tế thị trường” hỗ trợ cho nhóm ngành xuất khẩu (Linh Trang): Về cơ bản, hiện mọi thứ vẫn mới chỉ đang dừng ở mức kỳ vọng và vẫn cần khoảng hai tháng nữa để có quyết định cuối cùng từ phía Mỹ đối với vấn đề công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam.

Phân tích diễn biến mức sinh lời của cổ phiếu ngân hàng (Lê Hoài Ân – Nguyễn Thị Ngọc An): Đầu năm 2024, thị trường chứng khoán diễn biến tương đối tích cực với nhiều đợt tăng điểm trong biên độ hẹp. Một số ngân hàng tăng trưởng tốt, trong khi một số ngân hàng đã mất điểm ngay từ đầu năm. Bài viết sẽ phân tích rõ hơn động lực đằng sau các đợt tăng giá của các cổ phiếu ngân hàng.

Từ sự kiện SCB… (Trần Hùng Sơn – Hồ Hữu Tín): Các tác động trực tiếp và gián tiếp của các chương trình can thiệp vào hệ thống ngân hàng đều làm giảm rủi ro hệ thống. Tuy nhiên, tác động trực tiếp và gián tiếp của các chương trình can thiệp này đến nền kinh tế thực phần lớn là chưa rõ ràng.

Thấy gì từ việc Mỹ vừa tăng thuế nhập khẩu với hàng hóa Trung Quốc? (Đinh Trường Hinh): Thuế quan nhằm bảo vệ việc làm, giảm mất cân bằng thương mại, giảm thiểu rủi ro an ninh từ công nghệ Trung Quốc và duy trì năng lực sản xuất quốc phòng. Những lý do đan xen này cho thấy mức thuế của ông Joe Biden đối với xe điện Trung Quốc chỉ là khởi đầu cho một sự thay đổi lớn trong chính sách thương mại của Mỹ.

Lợi, hại chuyện bảo hộ bằng thuế (Nguyễn Vũ): Trong danh mục các loại hàng hóa Mỹ nhập từ Trung Quốc mà chính quyền Mỹ mới tăng thuế, xe điện là mặt hàng chịu thuế cao nhất, lên đến 100%. Chính sách thuế như vậy có lợi hay có hại cho nước Mỹ?

Điều gì sẽ xảy ra khi Mỹ tăng thuế lên hàng Trung Quốc? (Song Thanh): Các biện pháp tăng thuế mới của chính phủ Mỹ nhằm vào hàng nhập khẩu Trung Quốc có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến thương mại.

Từ chiếc bánh mì đến tour du lịch tri thức bản địa độc đáo (Đỗ Quang Tuấn Hoàng): Nếu hình dung bánh mì là chiếc thuyền thì sự tùy biến phần nhân bánh bên trong đã mang đến cho chiếc bánh mì của Việt Nam một vẻ đẹp của sự đa dạng: “vỏ bánh mì, ruột văn hóa”. Một cái bánh mì nhỏ bé ôm trọn cả sự tiếp biến văn hóa bao la.

Cần một lộ trình để chuyển đổi kinh tế ĐBSCL (Anh Vũ): ĐBSCL dù đang cung cấp 50% sản lượng gạo tiêu thụ trong cả nước, 95% lượng gạo xuất khẩu, sản lượng nuôi trồng thủy sản 65% và trái cây là 70% nhưng nơi này đang tụt hậu nhanh so với cả nước, điều này đặt ra nhu cầu cấp bách hình thành một lộ trình rõ rệt cho việc chuyển đổi nền kinh tế khu vực.

Thiết kế mới thị trường điện và những tác động (Thái Doãn Hoàng Cầu): Liệu một thiết kế thị trường điện mới có giúp Việt Nam, là một trong các nước “đi sau” trong xây dựng thị trường điện, có thể về kịp hay “về trước” trong xu hướng chuyển dịch năng lượng bền vững của thế giới?

Thiết kế mới thị trường điện – Khuyến nghị các điểm chính cần xem xét (Thái Doãn Hoàng Cầu): Thiết kế thị trường điện là lĩnh vực đòi hỏi am hiểu liên ngành liên quan đến thị trường điện bao gồm hệ thống điện, kinh tế năng lượng, tối ưu hóa (vận trù học), đặc biệt là hành vi kinh tế, tương tác thương mại cũng như xung đột lợi ích của các thành viên trong thị trường với các phương án thiết kế.

Thời làm mát kết hợp Đông Tây kim cổ (Hoàng Xuân Phương): Sự nóng lên của Trái Đất xem ra nhanh hơn và kinh khủng hơn chúng ta dự báo, và nay các địa phương, các chính phủ đang phải tính đến những phương pháp hạ nhiệt học hỏi từ lịch sử, có thể với các phương cách và kỹ thuật hiện đại.

Xem triển lãm xe, nhớ “món nợ” mười năm xe “thí điểm” (Mục Nhĩ): Với sự tiến bộ của công nghệ xe máy điện hiện nay, chính quyền thành phố cần đặt hàng nghiên cứu, thiết kế ra loại xe chở hàng phù hợp để chấm dứt tình trạng bế tắc của xe ba gác “thí điểm” mười năm nay.

Phim kinh dị Việt Nam: khán giả trung thành, phim còn ít (Hoàng An): Phim kinh dị luôn có đất sống, ở thị trường phim quốc tế hay tại Việt Nam cũng vậy. Tiếc là, thể loại phim này những năm gần đây mới được các nhà làm phim chú ý đến, lượng phim ra rạp có tăng nhưng còn khiêm tốn.

Những khoảnh khắc giao cảm (Đoàn Tuấn Anh): Được tạp chí Forbes vinh danh là một trong những gương mặt trẻ xuất sắc dưới 30 tuổi tại châu Á vào năm 2023, Hải Anh không chỉ đại diện cho thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, mà qua tác phẩm đồ họa Sống (NXB Kim Đồng ấn hành) thực hiện cùng họa sĩ Pháp Pauline Guitton, cô còn cho thấy nỗ lực chạm đến nguồn cội ẩn sâu trong tâm hồn.

“Dân kiến trúc” vẽ muôn mặt Sài Gòn (Nguyễn An Nam): Cuộc triển lãm Saigon O’clock của 24 kiến trúc sư sống và làm việc tại TPHCM cho thấy một mặt khác của giới kiến trúc – những người đang muốn nhìn ngắm không gian sống ở một chiều kích khác: bằng tiết điệu, sắc thái tinh thần.

Gói giải cứu bất động sản của Trung Quốc liệu có khả thi? (Lạc Diệp): Trung Quốc vừa công bố nỗ lực mạnh mẽ nhất từ trước đến nay để giải cứu lĩnh vực bất động sản. Các biện pháp này liệu có thể giúp Bắc Kinh vực dậy thị trường nhà đất vốn đang chìm trong khủng hoảng?

Trung Quốc dần bị đẩy lùi khỏi một số chuỗi cung ứng (Ngân Diệp): Các nỗ lực của Chính phủ Mỹ nhằm định hình lại chuỗi cung ứng, giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc đang dần cho thấy những kết quả nhất định tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Mỹ đầu tư mạnh vào pin lưu điện (Nguyễn Vũ): Một trong những điểm yếu của điện mặt trời là dư thừa vào ban ngày, thiếu hụt vào ban đêm. Nước Mỹ, đi đầu là các tiểu bang California và Texas, đang đầu tư mạnh vào hệ thống pin lưu trữ điện để khắc phục điểm yếu nói trên. Có nhiều bài học từ quá trình đầu tư này.

 Mời bạn đọc đón xem!

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá MEME

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhTạp chí Kinh tế Sài Gòn
Ngày xuất bản2024-05-23 13:57:12
Nhà xuất bảnSaigon Times Group
SKU3349104005197
Liên kết: Son Tint Watery Tint 05 Cherry Red (màu Đỏ Đậm) The Face Shop