Giới thiệu Tây Du Ký Tiền Truyện - Bìa Mềm - TTT
Tây Du Ký Tiền Truyện
Tây du ký được xếp vào một trong tứ đại danh tác của tiểu thuyết chương hồi thời Minh-Thanh ở Trung Quốc. Câu chuyện cầu pháp, thỉnh kinh của Huyền Trang đã sớm được biên chép lại bởi một người cùng thời với ông là Tuệ Lập. Về sau bản sách này được sa môn Ngạn Tông biên soạn lại thành mười quyển, nhan đề Đại Đường Đại Từ Ân tự Tam Tạng pháp sư truyện (Chuyện pháp sư Tam Tạng chùa Đại Từ Ân nước Đại Đường). Hơn một nửa sách này kể về hành trình cầu pháp của Huyền Trang. Câu chuyện trong đó còn mang nặng tính lịch sử và triết lý tôn giáo. Tuy nhiên, rất nhiều chi tiết trong sách này là nguồn cảm hứng để sáng tác các câu chuyện thỉnh kinh về sau.
Đến thời Tống – Nguyên, hành trình thỉnh kinh của Đường Tăng đã được vẽ lại thành các bộ tranh. Đổng Du thời Tống đã nhắc đến bộ tranh Huyền Trang thủ kinh đồ. Nhà sưu tập đời Thanh là Lương Chương Cự cũng đã tìm thấy bộ tranh Đường Tăng thủ kinh đồ sách có đề tác giả là Cô Vân xử sĩ – nghi là họa gia Vương Chấn Bằng thời nhà Nguyên. Trong Đường Tăng thủ kinh đồ sách, ngoài Huyền Trang ra còn xuất hiện nhân vật thị giả theo hầu, xuất hiện ngựa Hỏa Long và đã thấy có một nhân vật mình người mặt khỉ.
Cũng liên quan đến thời đại này, còn có tác phẩm Đại Đường Tam Tạng thủ kinh thi thoại gồm 3 quyển. Sách tuy tàn khuyết một phần, nhưng vẫn còn thể hiện được những nét cơ bản của câu chuyện lấy kinh. Đoàn thỉnh kinh trong tác phẩm này có bảy người do Tam Tạng dẫn đầu. Trong đó có xuất hiện nhân vật Hầu Hành Giả sử dụng thần thông biến hóa hàng yêu diệt quái, giúp đỡ Tam Tạng trên đường đi thỉnh kinh. Truyện cũng xuất hiện nhân vật thần Thâm Sa cản trở Tam Tạng lấy kinh – về sau sẽ diễn hóa thành nhân vật Sa Ngộ Tịnh.
Giai đoạn cuối Nguyên – đầu Minh, câu chuyện Tây du ký dần dần đã có được diện mạo hoàn chỉnh. Có hai phiên bản Đường Tam Tạng tây du ký khác nhau được thuật lại trong sách Phác thông sự ngạn giải lưu hành ở Triều Tiên, cho thấy diện mạo tiền thân của tiểu thuyết Tây du ký 100 hồi nổi tiếng. Ở đó, câu chuyện đã diễn tiến từ chỗ đoàn thỉnh kinh chỉ có hai người là Đường Tam Tạng và Tôn Hành Giả sang đoàn thỉnh kinh bốn người (có thêm Sa hòa thượng và Chu Bát Giới). Tuy nhiên, tác phẩm trọn vẹn nhất mà ta còn giữ được là chùm tạp kịch Tây du ký của Dương Cảnh Hiền đầu thời nhà Minh gồm sáu quyển, 24 tiết. Các tác phẩm này là cơ sở để biên soạn nên bộ tiểu thuyết chương hồi Tây Du Ký về sau.
Để hiểu rõ hơn quá trình hình thành và diễn hóa câu chuyện Tây du ký, chúng tôi quyết định tiến hành phiên dịch các tác phẩm tiền thân của Tây du ký, hợp thành tập Tây du ký tiền truyện. Mong rằng với việc cung cấp các dị bản khác của câu chuyện Tây du ký, độc giả sẽ hiểu thêm đôi chút về một tác phẩm lớn được yêu thích của cổ văn Trung Quốc. Đồng thời, thông qua việc khảo sát lịch sử chuyển hóa của một tác phẩm mang tính tiêu biểu, độc giả sẽ thu lượm được những kinh nghiệm bổ ích để tiến hành khảo sát các văn bản tương tự của Việt Nam.
Việc biên dịch cổ văn liên quan nhiều đến lịch sử và tín ngưỡng tôn giáo quả thực không dễ dàng. Người dịch nhiều khả năng đã phạm phải những sai lầm và thiếu sót trong quá trình chuyển ngữ. Nếu có phát hiện ra những sai lầm thiếu sót như vậy, xin rộng lượng chỉ bảo giúp cho. Các chú thích đính kèm chỉ mang tính mô tả khái quát một số vấn đề về thuật ngữ và giáo lý, rất có thể sẽ không phản ánh đầy đủ những hàm nghĩa sâu rộng của nó. Xin tham khảo các sách chuyên môn về Phật giáo và triết học Ấn Độ để hiểu rõ hơn. Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Giá JEWEL