Tứ Trấn Thăng Long Hà Nội - S200 - Bản Đặc Biệt Bìa Cứng - Tặng Kèm Chữ Ký Tác Giả + Đánh Số, Triện Việt Nam Tinh Hoa (Số Thứ Tự Ngẫu Nhiên)- Ấn Bản Kỉ Niệm 1010 Năm Thăng Long Hà Nội

Tác giả: Nguyễn Doãn Minh | Xem thêm các sản phẩm Sách Địa Danh - Du Lịch của Nguyễn Doãn Minh
Tứ Trấn Thăng Long Hà Nội - S200 - Bản Đặc Biệt Bìa Cứng - Tặng Kèm Chữ Ký Tác Giả + Đánh Số, Triện Việt Nam Tinh Hoa (Số Thứ Tự Ngẫu Nhiên)- Ấn Bản Kỉ Niệm 1010 Năm Thăng Long Hà Nội “Tứ trấn Thăn...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Tứ Trấn Thăng Long Hà Nội - S200 - Bản Đặc Biệt Bìa Cứng - Tặng Kèm Chữ Ký Tác Giả + Đánh Số, Triện Việt Nam Tinh Hoa (Số Thứ Tự Ngẫu Nhiên)- Ấn Bản Kỉ Niệm 1010 Năm Thăng Long Hà Nội

Tứ Trấn Thăng Long Hà Nội - S200 - Bản Đặc Biệt Bìa Cứng - Tặng Kèm Chữ Ký Tác Giả + Đánh Số, Triện Việt Nam Tinh Hoa (Số Thứ Tự Ngẫu Nhiên)- Ấn Bản Kỉ Niệm 1010 Năm Thăng Long Hà Nội

“Tứ trấn Thăng Long” hay “Thăng Long Tứ trấn” là cụm từ thường dùng để chỉ bốn di tích, bốn ngôi đền linh thiêng, tiêu biểu trấn giữ bốn phương của kinh thành Thăng Long xưa. Tương truyền vào buổi đầu định đô ở miền đất này, với những đóng góp lớn lao của các vị thần cho vương triều Lý, bốn ngôi đền đã lần lượt được dựng lên: phía Đông là đền Bạch Mã, thờ thần Long Đỗ; phía Tây là đền Voi Phục, thờ thần Linh Lang; phía Nam là đền Kim Liên, thờ thần Cao Sơn; phía Bắc là đền Quan Thánh, thờ thần Huyền Thiên Thượng đế (còn gọi là Đức thần Trấn Võ - Vũ).

Quan niệm có Tứ trấn bảo vệ cho kinh đô Thăng Long không phải ngẫu nhiên tồn tại. Quan niệm này khá phổ biến trên các phương tiện truyền thông, cũng như trên các trang báo mạng. Đặc biệt, quan niệm này đã và đang là niềm tự hào của người dân sống và sinh hoạt xung quanh Tứ trấn. Nhưng Thăng Long có Tứ trấn - bốn ngôi đền bảo vệ ngay từ buổi đầu quy hoạch kinh đô với cùng tên gọi vào thời Lý (thế kỷ 11 - 12) như thuật ngữ “Thăng Long Tứ trấn” tạo ra? Hay Tứ trấn lần lượt được hình thành qua thời gian và được “tạo dựng” thêm ý nghĩa trấn giữ?

Để lý giải những câu hỏi này, tác giả sẽ mô tả quá trình tạo dựng tục thờ ở “Tứ trấn Thăng Long - Hà Nội” qua các truyền thuyết, hệ thống thần điện, nghi lễ phụng thờ bốn Đức thần ở Tứ trấn và xem xét, đánh giá cơ sở, nền tảng về không gian văn hóa xã hội cho sự hình thành và phát triển nơi thờ bốn vị thần trong bốn ngôi đền (Tứ trấn) ở Hà Nội.

Mặt khác, từ kết quả khảo sát thực tế, tác giả tiến hành tìm hiểu các sinh hoạt tín ngưỡng đã và đang diễn ra ở bốn ngôi đền; sự biến đổi của di tích và nghi lễ so với truyền thống; người Hà Nội hiện đại đã và đang thực hành các tín ngưỡng tại bốn ngôi đền ra sao; không gian văn hóa - xã hội của Hà Nội ngày nay đã tác động đến sự biến đổi của tục thờ ở Tứ trấn như thế nào? Bởi vậy, nghiên cứu này nhằm mục đích phác thảo nên một cái nhìn tổng thể về tục thờ ở “Tứ trấn Thăng Long” từ khi hình thành cho đến ngày nay. Tứ trấn của Thăng Long hay Thăng Long có Tứ trấn phải chăng là một sự “tạo dựng truyền thống”? Sự “tạo dựng truyền thống” đó đã dựa trên những cơ sở nào? Tác giả đã bước đầu lý giải sự “tạo dựng truyền thống” này bằng cách vận dụng lý thuyết cùng tên, nguyên văn tiếng Anh là The invention of traditional để giải thích. Từ đó có thể kiểm chứng mức độ phù hợp của lý thuyết trên đối với nghiên cứu trường hợp “Tứ trấn Thăng Long”.

Chuyên khảo Tứ trấn Thăng Long - Hà Nội được hoàn thành trên cơ sở luận án Tiến sĩ với tên gọi Tục thờ Tứ trấn Thăng Long ở Hà Nội đã được tác giả bảo vệ thành công tại Học viện Khoa học xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam năm 2016. Về cấu trúc, ngoài phần Lời nói đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, cuốn sách được trình

bày thành 4 phần:

Phần 1: TỔNG QUAN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN “TỨ TRẤN THĂNG LONG”

Phần 2: TỤC THỜ Ở “TỨ TRẤN THĂNG LONG” TRƯỚC NĂM 1945 - TỪ TẠO DỰNG ĐẾN

“TẠO DỰNG TRUYỀN THỐNG” -

Phần 3: SỰ BIẾN ĐỔI TỤC THỜ “TỨ TRẤN THĂNG LONG” TỪ SAU NĂM 1945 ĐẾN NAY

Phần 4: MỘT SỐ BÀN LUẬN VỀ TỤC THỜ Ở “TỨ TRẤN THĂNG LONG” TRONG CUỘC SỐNG HIỆN NAY.

Đây thực sự là cuốn sách không thể bỏ qua với những độc giả nào yêu thích văn hóa, đặc biệt là văn hóa Thăng Long – Hà Nội.

Giới thiệu tác giả

Tiến sĩ Nguyễn Doãn Minh

Bút danh: Phúc An

Sinh năm: 1977

Nguyên quán: Thái Bình

Cơ quan: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Email: phucan2619@

Hội viên: Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam.

Hướng nghiên cứu: Di sản và mỹ thuật cổ.

Công trình dự kiến xuất bản:

Hoa văn trên sắc phong Việt Nam.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá TESLAI

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhCÔNG TY TNHH SÁCH & TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội
SKU9629707160056
Liên kết: Phấn nước đa năng Kiềm dầu Oil Control Water Cushion EX SPF50+ PA+++ fmgt