Combo Sách Để Kinh Doanh Thành Công : 10 Bước Xây Dựng Thành Công Thương Hiệu Việt Trên Amazon + Tư Duy Amazon - 50 ½ Ý Tưởng Để Dẫn Đầu Ngành Công Nghệ

Tác giả: Alex Trần | Xem thêm các sản phẩm Bài học kinh doanh của Alex Trần
10 Bước Xây Dựng Thành Công Thương Hiệu Việt Trên AmazonVới những trải nghiệm gồm thất bại và thành công khi lăn lộn kinh doanh trên Amazon, Alex Tran, Tony Trieu đã chia sẻ những hiểu biết, kinh ngh...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Combo Sách Để Kinh Doanh Thành Công : 10 Bước Xây Dựng Thành Công Thương Hiệu Việt Trên Amazon + Tư Duy Amazon - 50 ½ Ý Tưởng Để Dẫn Đầu Ngành Công Nghệ

10 Bước Xây Dựng Thành Công Thương Hiệu Việt Trên Amazon

Với những trải nghiệm gồm thất bại và thành công khi lăn lộn kinh doanh trên Amazon, Alex Tran, Tony Trieu đã chia sẻ những hiểu biết, kinh nghiệm cũng như hướng dẫn các seller, doanh nghiệp Việt đang muốn vươn ra thế giới. 

Cung cấp những hiểu biết sơ bộ về sàn thương mại điện tử Amazon, các mô hình kinh doanh, chi phí, hình thức vận chuyển tối ưu.

Hướng dẫn cụ thể chi tiết 10 bước xây dựng thương hiệu Việt trên Amazon qua đó độc giả sẽ thấy được cách thức kinh doanh hiệu quả trên sàn thương mại điện tử khổng lồ này.

Sách được viết bởi 2 seller nổi tiếng của Việt Nam, Tony Trieu và Alex Tran. Co-Founder Ecomstone Vietnam. Founder và Admin Group Amazon FBA Freedom, Giảng viên Hiệp hội Thương mại điện tử  Việt Nam VECOM.

Cuốn sách không chỉ đưa ra hướng dẫn chi tiết về cách thức kinh doanh trên Amazon mà các tác giả nhấn mạnh việc xây dựng một store, tìm kiếm sản phẩm phù hợp, nghiên cứu được khách hàng chiến lược đã quan trọng nhưng quan trọng hơn hết là cần xây dựng được thương hiệu. Thương hiệu sẽ trường tồn mãi theo thời gian.

Các đoạn hay trong sách:

Mọi thứ lúc này dường như sụp đổ với chúng tôi, dù thành công đã ở rất gần trước mắt. Tôi đã bị sốc và luôn cảm thấy chông chênh trong suốt ba tháng sau đó. Chúng tôi đã chuẩn bị rất kĩ Mọi thứ lúc này dường như sụp đổ với chúng tôi, dù thành công đã ở rất gần trước mắt. Tôi đã bị sốc và luôn cảm thấy chông chênh trong suốt ba tháng sau đó. Chúng tôi đã chuẩn bị rất kỹ, đã nghiên cứu phương pháp ra mắt sản phẩm thành công, đã đưa sản phẩm lên vị trí best seller trên Amazon vậy nhưng chỉ vì một sơ sót trong quá trình sản xuất mà phải trả giá đắt. Việc quá nôn nóng kiếm tiền khiến chúng tôi bỏ qua những biện pháp phòng vệ an toàn. Đây là một bài học vô cùng đáng giá.

Đây là thất bại có tính bước ngoặt, nó khiến team đầu tiên của chúng tôi tan rã. Trong team lúc đó có một số anh chị làm xây dựng, làm ngân hàng, làm giáo dục đã không còn kiên nhẫn và bỏ cuộc, quay trở lại công việc trước kia. Chúng tôi hiểu và không đổ lỗi cho ai bởi vì mỗi người đều có lựa chọn riêng, có gia đình để chăm sóc và quyết định tạm dừng hoạt động sau đó một tháng có lẽ là điều đúng đắn nhất.

Một tháng đó là thời gian tôi phải đấu tranh rất nhiều, giữa việc tiếp tục với giấc mơ khởi nghiệp dang dở hoặc quay trở lại công việc 8-5 (8 giờ/ngày và 5 ngày/ tuần). Trong khoảng thời gian chông chênh, tôi cứ mông lung nghĩ ngợi. Tôi đặt ra rất nhiều câu hỏi cho bản thân trong đó có một câu hỏi làm tôi suy nghĩ nhiều nhất: “Làm thế nào để một sản phẩm có thể bán lâu dài trên Amazon?”.

Chính vào thời điểm đó, tôi đọc được một câu nói của Stephen King: “Một sản phẩm có thể lỗi thời nhanh chóng, nhưng một thương hiệu thành công sống mãi với thời gian”.

Đó chính là vấn đề của chúng tôi. Chúng tôi mải mê đi tìm những sản phẩm hot trend, những sản phẩm hợp xu thế mà quên mất phải xây dựng cho mình một thương hiệu. Tôi chợt bừng tỉnh. Nghỉ việc văn phòng với ước mơ xây dựng những thương hiệu trên Amazon nhưng lại học theo những công thức tìm kiếm sản phẩm khô cứng để bán bất kỳ sản phẩm nào, kể cả những thứ chúng tôi không có am hiểu hoặc thậm chí chẳng có chút đam mê nào với nó.Tôi và Tony quyết định, vấp ngã ở đâu thì đứng dậy ở đó.

Chúng tôi không có mong muốn gì hơn là Việt Nam sẽ trở thành một thế lực mới của thương mại điện tử xuyên biên giới, đặc biệt là trên Amazon. Điều đó sẽ giúp cho vị thế của hàng Việt Nam được người tiêu dùng tại Mỹ và thế giới ghi nhận, giúp cho doanh nghiệp Việt kinh doanh quốc tế sau này càng dễ dàng. Giống như Nhật Bản trước kia, khi một sản phẩm của họ thâm nhập được thị trường Mỹ, làn sóng hàng Nhật Bản vươn ra chiếm lĩnh thị trường Mỹ và thế giới càng lúc càng mạnh mẽ hơn.

Để làm được điều đó, ngoài việc sản phẩm Việt phải có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp chúng tôi tin rằng Việt Nam cũng phải học hỏi thêm những bài học thành công và thất bại của những các quốc gia khác đi trước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… để làm tốt hơn nữa.

Năm 2019 chúng tôi tham gia “Amazon Sellers World Conference” – Hội thảo của những top Amazon sellers (người bán hàng trên Amazon) toàn thế giới tại Bangkok, Thái Lan. Chúng tôi rất ngạc nhiên khi gặp nhiều sellers hàng đầu thế giới, có doanh thu hàng triệu đô mỗi năm đang sinh sống và làm việc tại Sài Gòn. Ngoài việc là một thành phố năng động, cởi mở thì Sài Gòn còn là nơi tập trung rất nhiều cơ sở sản xuất, nhà máy xí nghiệp lớn của cả Việt Nam và quốc tế. Đó là thiên đường cho người bán hàng Amazon (sellers) tìm kiếm cơ hội và tìm kiếm nhà cung cấp tốt.

Chúng tôi cũng mang theo một vài sản phẩm đặc trưng của Việt Nam như đồ gỗ trang trí, đồ thủ công, trà Việt để giới thiệu với bạn bè thế giới và bàn trưng bày của chúng tôi luôn được khách ghé thăm nhiều nhất trong số hơn 10 bàn trưng bày của Hội thảo hôm đó. Sau khi trở về từ sự kiện này, chúng tôi cũng nhận được nhiều đơn đặt hàng của các sellers từ Mỹ, Úc, Đức và nhiều lời đề nghị cùng hợp tác.

Sellers thế giới đã và đang kinh doanh trên Amazon với sản phẩm Việt, tại chính đất nước chúng ta. Vậy tại sao chúng ta không tự tin phát triển sản phẩm Việt, xây dựng thương hiệu Việt trên Amazon cho chính bản thân mình? 

Với sự lớn mạnh không ngừng của mô hình bán hàng Amazon FBA tại Việt Nam trong vài năm qua, Amazon đã chú tâm nhiều hơn tới thị trường Việt Nam. Amazon cụ thể là Amazon Global Selling – bộ phận phát triển kinh doanh toàn cầu của Amazon đã có nhiều hoạt động hỗ trợ bán hàng tại Việt Nam. Cuối năm 2019, chi nhánh Amazon Global Selling Việt Nam đã đi vào hoạt động chính thức tại Sài Gòn, mở đường cho nhiều doanh nghiệp Việt tham gia thị trường online rộng lớn này. Chúng tôi có may mắn đồng hành và hỗ trợ Amazon trong suốt ba năm vừa qua cùng phát triển với các doanh nghiệp Việt và hiện nay Ecomstone Việt Nam – công ty chúng tôi thành lập từ 2018 đã được Amazon chính thức công nhận là một services provider (nhà cung cấp dịch vụ) của Amazon tại Việt Nam.

Thêm nữa, cùng với khủng hoảng kinh tế do COVID-19, nhiều mô hình kinh doanh phá sản, nhiều công ty đóng cửa, nhân viên mất việc làm… Mô hình kinh doanh online lên ngôi, thương mại điện tử trong đó nổi bật là Amazon được hưởng lợi nhiều nhất. Khi đại dịch COVID-19 diễn ra, hầu hết các nhà bán lẻ tại Mỹ và thế giới phải cắt giảm nhân sự, đóng cửa tạm thời hoặc hoàn toàn cửa hàng của mình thì Amazon vẫn không ngừng tuyển thêm hàng trăm ngàn nhân công. Nhiều chuyên gia cho rằng, xu hướng mua hàng và hành vi của người tiêu dùng từ sau đại dịch sẽ hoàn toàn thay đổi theo chiều hướng mua sắm online nhiều hơn, giảm việc đến các trung tâm thương mại do lo ngại dịch bệnh.

Sau một năm (2017) nhiều thăng trầm với sản phẩm “made in China”, chúng tôi ngộ ra: Sản phẩm cũng quan trọng trên Amazon nhưng không thể kiếm tiền bền vững với những sản phẩm hot trend mà kinh doanh muốn bền vững phải bắt đầu bằng việc xây dựng thương hiệu.

Dù bạn là ai và làm theo hình thức gì, bạn vẫn cần kiến thức kinh doanh nền tảng.

Bởi vậy hãy không ngừng học hỏi, hoàn thiện bản thân, kết hợp với những người có chuyên môn và kỹ năng tốt để hỗ trợ cho bạn.

Một trong những sai lầm của chúng tôi ở giai đoạn đầu là không có một người quản lý tài chính tốt. Do đó chúng tôi không kiểm soát được tiền của mình. Chúng tôi kiếm được tiền nhưng cũng không giữ được do đầu tư dàn trải và không hiệu quả. Chúng tôi bị lẫn lộn giữa tiền cá nhân và tiền công ty nên chẳng biết mình đang có bao nhiêu tiền và công ty đang có bao nhiêu tiền. Ngoài ra do không có kỹ năng quản lý nhân sự và con người nên chúng tôi không xây dựng được một đội nhóm tốt và có tính chiến đấu cao. Nhân sự thường ra đi sau một thời gian và những người ở lại luôn có tâm lý để ra làm riêng. Nếu muốn nhân sự gắn bó với công ty bạn cần có những thứ họ tìm kiếm: môi trường làm việc, thu nhập, cơ hội thăng tiến, cơ hội học tập phát triển bản thân, thậm chí bạn cần phải chia sẻ cổ phần với những nhân sự chủ chốt để họ gắn bó và cùng bạn phát triển công ty.

Tất cả những kiến thức đó không phải có ngay mà nó đòi hỏi một quá trình lâu dài, học hỏi, áp dụng, cải tiến, thử nghiệ Bạn đừng đợi đến một quy mô nào đó mới làm mà nên học cách làm bài bản ngay từ thời điểm ban đầu. Nó sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian công sức và tránh những chi phí phát sinh để xử lý sự cố.

Các doanh nghiệp có thể linh hoạt triển khai giữa các mô hình kinh doanh trên sao cho phù hợp với năng lực và thế mạnh của mình. Ví dụ nếu các doanh nghiệp không làm sản xuất có thể thử bắt đầu triển khai theo mô hình POD để dễ dàng tiếp cận thị trường Amazon nhanh chóng, sau khi bán tốt, marketing bán hàng chuyên nghiệp hơn, hiểu thị trường hơn, sẽ sản xuất hàng hóa, hoặc hợp tác với một bên sản xuất nào đó nhập hàng vào kho Amazon để dùng dịch vụ FBA giúp tối ưu hóa lợi nhuận và tăng trải nghiệm khách hàng.

Còn nếu bạn đang là nhà sản xuất, bạn phải nghiên cứu kỹ hơn về nhu cầu thiết yếu của khách hàng địa phương, tối ưu hóa sản phẩm của mình phù hợp với thị trường sau đó có thể sử dụng FBA để Amazon giúp chúng ta xử lý những khâu lưu kho, đóng gói, giao hàng. Do phải đặt hàng trước và lưu kho nên chúng ta cần thận trọng, test những đơn hàng đầu tiên, nhỏ thôi, chưa cần đơn hàng lớn ngay ban đầu. Amazon không giới hạn số lượng ban đầu cho vào kho nên chúng ta sẽ test trước khi thấy hiệu quả và kiểm chứng là khách hàng hài lòng sẽ nhân bản và scale up lớn hơn.

Mỗi mô hình có một lợi thế và cái hay riêng tùy vào mục đích của nhà bán hàng để chọn và sử dụng linh hoạt nó, xây dựng thương hiệu và giúp cho công việc kinh doanh trên Amazon đạt hiệu quả cao nhất.

Để đi đường dài chúng ta phải tập trung vào xây thương hiệu chứ không chỉ bán sản phẩm, bởi dòng đời sản phẩm có thể qua nhanh, cái chúng ta còn lại đó chính là trải nghiệm của khách hàng, là thương hiệu được khách hàng nhớ đến và danh sách khách hàng tiềm năng. Khi có thương hiệu chúng ta có thể bán được hàng giá cao hơn, mở rộng quy mô bán hàng dễ dàng hơn…

Stephen King nói ““Một sản phẩm có thể lỗi thời nhanh chóng, nhưng một thương hiệu thành công sống mãi với thời gian”. Vậy làm thế nào để sở hữu một thương hiệu Việt trên Amazon? Có rất nhiều trở ngại, có rất nhiều khó khăn và có rất nhiều điều chúng ta gọi chung là những “cái ngại”. Đôi khi như một người tha hương, bơ vơ giữa một miền đất mới, chúng ta không biết bắt đầu từ đâu, như thế nào? Tôi và Tony cũng đã từng như các bạn, cũng là những người mới và ở phần này chúng tôi chia sẻ với bạn những kinh nghiệm của mình, những bước mang tính hướng dẫn cao, hi vọng bạn sẽ biết được cách thức kinh doanh trên Amazon và cao hơn là các bạn sẽ sở hữu một thương hiệu Việt bền vững trên sàn thương mại điện tử nổi tiếng này.

Khi được hỏi lời khuyên để cho người mới khởi nghiệp dễ dàng bắt đầu, Elon Musk – tỷ phú công nghệ, ông chủ của Tesla đã trả lời: “Nếu như bạn cần một câu nói truyền động lực để khởi nghiệp thì đừng làm nữa”. Câu nói có vẻ hơi phũ phàng này của Elon Musk chỉ ra một thực tế rằng, bạn muốn khởi nghiệp, bạn muốn xây dựng được một thứ gì đó mới mẻ và lớn lao, bạn phải thực sự dũng cảm.

Bạn cần không phải là những lời ngợi khen, động viên mà thứ bạn cần có là một mô hình đúng, một phương pháp khoa học và những hành động thực tế biến ước mơ của bạn thành hiện thực.

Về tác giả:

Alex Tran

Co-Founder Ecomstone Vietnam.

Admin Group Amazon FBA Freedom.

Giảng viên Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam VECOM

4 năm kinh nghiệm bán hàng xây dựng thương hiệu trên Amazon.

10 năm kinh nghiệm xuất nhập khẩu, logictics.

Tony Trieu

CEO&Co-Founder Ecomstone Vietnam

Đại sứ thương hiệu Payoneer

Giảng viên Hiệp hội thương mại Điện tử Việt Nam VECOM

5 năm kinh nghiệm bán hàng xây dựng thương hiệu trên Amazon.

 

Tư Duy Amazon - 50 ½ Ý Tưởng Để Dẫn Đầu Ngành Công Nghệ

Hơn hai thập kỉ trước, không mấy người có thể hình dung một trang thương mại điện tử tập trung bán sách lại trở thành một đế chế hùng mạnh, một Amazon như ngày nay. Hiện nay, Amazon có máy chủ đặt tại 15 quốc gia, vươn tới hơn một nửa dân số thế giới. Tháng 9 năm 2018, tập đoàn cán mốc 1.000 tỷ đô-la giá trị, với mức tăng hơn 430 tỷ đô-la từ cuối 2017. Đối với một doanh nghiệp còn trẻ như Amazon, những kết quả đó dường như là không tưởng. Chắc chắn nhiều người sẽ đặt câu hỏi: Làm thế nào để Amazon có được thành công như hôm nay?  Tất cả sẽ được giải đáp trong cuốn sách Tư duy Amazon.

Với 50 ý tưởng đến từ John Rossman, cựu Giám đốc Điều hành tại Amazon, qua cuốn sách Tư Duy Amazon độc giả sẽ có được một cái nhìn hiếm hoi bên trong về cách Jeff Bezos và Amazon thực hiện lối tiếp cận nhất quán để đổi mới, khám phá thị trường và thúc đẩy tăng trưởng. Bạn sẽ hiểu được tư duy độc đáo và lối vận hành thúc đẩy sự xuất sắc trong hoạt động của Amazon, từ cách tiếp cận cơ bản đến các thị trường kỹ thuật số mới cho đến thái độ vượt trội về đổi mới. Đồng thời, bạn cũng được cung cấp các chiến lược thay đổi mang tính bước ngoặt giúp Amazon nổi bật trong một thế giới kỹ thuật số đông đúc.

Trong cuốn sách, John Rossman đã thành công trong việc đề ra thứ mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể học hỏi từ mô hình tiên phong trong ngành của Amazon và cách họ ứng dụng vào việc chuyển đổi số chính các công ty nội bộ. Điều cốt lõi là không dựa vào mô hình kinh doanh cũ và các thành công trong quá khứ để xác định lộ trình sản phẩm trong tương lai. Dù là lãnh đạo hay nhân viên cũng đều phải có đam mê khám phá tư duy mới đối với sự thành công trong nền kinh tế toàn cầu đột phá và nhiều biến động hiện nay. Đây là cuốn sách cần đọc đối với tất cả nhân viên công nghệ và kinh doanh, những người mong muốn thúc đẩy doanh nghiệp tiến lên phía trước trong kỷ nguyên kinh tế số tiếp theo.

 

ĐÁNH GIẢ CỦA CHUYÊN GIA

“John Rossman một lần nữa khiến các chủ đề phức tạp trong doanh nghiệp trở nên dễ tiếp cận. Trong cuốn sách này, ông tiết lộ góc nhìn trong cuộc về các nguyên tắc vận hành cốt lõi của một trong những công ty mang tính biểu tượng và có giá trị cao nhất, từ đó chuyển đổi thành 50 bài học rõ ràng để bất kỳ lãnh đạo doanh nghiệp nào cũng có thể sử dụng và ứng dụng ngay lập tức. Có lẽ ý tưởng hữu ích nhất là ½ ý tưởng, khi tác giả đưa ra thách thức cho độc giả. Đây là cuốn sách gần gũi với cuộc sống, đúng thời điểm và dễ dàng thẩm thấu.”

— Gregg GarrettGiám đốc CGS Advisors, cựu Giám đốc chiến lược tại Volkswagen khu vực Bắc Mỹ.

VỀ TÁC GIẢ

John Rossman là cựu giám đốc điều hành tại Amazon, nơi ông đã khởi động và mở rộng quy mô kinh doanh Marketplace, hiện chiếm hơn 50% tổng số đơn vị được bán tại A Ông cũng lãnh đạo doanh nghiệp dịch vụ doanh nghiệp, chịu trách nhiệm về T, NBA, Toys R Us và các thương hiệu hàng đầu khác.

Ông hiện là người điều hành Rossman Partners, công ty tư vấn kinh doanh giúp khách hàng thành công và phát triển trong kỷ nguyên kỹ thuật số. Rossman đã làm việc với Quỹ Gates, Microsoft, Nordstrom, Target, Walmart và nhiều công ty khác, đồng thời nằm tham gia cố vấn cho nhiều đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp. Ông được nhiều tạp chí uy tín như New York Times, CNBC và Bloomberg mời viết bình luận chuyên môn về các chủ đề liên quan đến Amazon.

Mời các bạn đón đọc!

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá PTS

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhAlphabooks
Loại bìaBìa mềm
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Công Thương
SKU6382283732149
Liên kết: Kem ngừa và trị rạn da Yehwadam Stretch Mark Firming Cream The Face Shop (200ml)