Mỹ là một quốc gia công nghiệp phát triển với kỹ nghệ tiên tiến, có tầm ảnh hưởng rộng lớn trên thế giới, là thành viên của hầu hết các tổ chức toàn cầu lớn (giữ vai trò sáng lập trong một vài tổ chức cũng như thường xuyên là quốc gia có mức đóng góp tài chính nhiều nhất), trong số đó nổi bật như: Liên Hợp Quốc (là nơi đặt trụ sở chính của tổ chức này), NATO và Khối Đồng minh không thuộc NATO (quốc gia sáng lập kiêm lãnh đạo), APEC, WTO, Năm 2020, nền kinh tế Hoa Kỳ có quy mô lớn nhất thế giới theo GDP thu nhập bình quân đầu người xếp hạng 5 toàn cầu, chỉ số phát triển con người (HDI) giữ hạng 17 toàn cầu, người dân Mỹ sở hữu hộ chiếu quyền lực hạng 7 trên thế giới… Không chỉ ấn tượng với thế giới bởi những con số, nước Mỹ còn được giải thích ở nhiều góc độ về con người, giáo dục, văn hóa hay chế độ chính trị trong cuốn sách Nước Mỹ từ A đến Z.
Nằm trong seri sách khám phá các đất nước nổi tiếng trên thế giới, cuốn sách Nước Mỹ từ Z đến A được viết bởi một người đã từng nhiều năm am hiểu về nước Mỹ, văn hóa Mỹ. Là một đất nước với đa chủng tộc, đa văn hóa và có nhiều điểm thú vị, cuốn sách chắc chắn sẽ giúp người đọc hiểu được một phần nào đó về đất nước, con người Mỹ. Đó là một đất nước của “những giấc mơ” về một miền đất hứa với sự phong phú đa dạng về văn hóa, tự do và sáng tạo hay sự phát triển của khoa học, công nghệ khiến cả thế giới phải ngước nhìn mà còn là một đất nước đa tôn giáo, đa màu da với những sự phức tạp của chủng tộc, của bạo lực hay phân biệt chủng tộc… Những vấn đề của Mỹ sẽ được nhìn bởi một người Việt nhiều năm sống ở Mỹ và giỏi quan sát cũng như am hiểu về văn hóa, giáo dục, chính trị, lịch sử, vừa là người ở ngoài nhìn vào trong nước Mỹ vừa là từ nước Mỹ nhìn ra thế giới để thấy được những điểm khác biệt. Mỗi một vấn đề được đề cập sẽ cho chúng ta những cái nhìn nhiều chiều và phong phú về một đất nước được xem là cường quốc số 1 thế giới. Đó không chỉ là những bề nổi mà người ta vẫn nhìn thấy ở Mỹ mà còn là những góc khuất, những điều tưởng là to lớn vĩ đại nhưng lại rất đơn giản để thấy có một nước Mỹ vừa quen vừa lạ. Đó là “những chuyện lặt vặt thường nhật mà thú vị từ tầm nhìn một người lang bạt xứ lạ và nay rảnh rỗi thuật lại các quan sát và cảm nghĩ của mình. Nó không phải là sách quảng cáo du lịch, cũng chẳng có ý định mổ xẻ như một nhà dân tộc học hay xã hội học, mà tọc mạch với cặp mắt trong trẻo của một cậu bé ra đi từ đất Ninh Bình mà tôi tin ngày ấy còn thiếu điện (à, quên chưa hỏi anh, ở đó người ta có gọi đèn dầu là “đèn Hoa Kỳ” như bà tôi quen gọi), sang học và tu nghiệp ở Đông Âu rồi sống ở Mỹ khá lâu, đủ lâu để kể cho ta nghe những gì mà một du khách cưỡi ngựa xem hoa không thể nhận ra.” (Lê Quang).
Nước Mỹ trong quan sát của tác giả Hiệu Minh không chỉ là những điều to lớn, vĩ đại khiến nhân loại phải công nhận như là quốc gia đầu tiên có người đặt chân lên Mặt trăng, quốc gia của những giải Nobel hay đất nước công nghệ số 1 mà đó còn là đất nước với “A-American Dream tưởng là giấc mơ Mỹ nhưng chỉ là giấc mơ trong mắt trẻ trâu với những trải nghiệm thật. Tương tự, tác giả nhìn ra Hoa Kỳ là cái Z-Zoo vì môi sinh được giữ gìn. S-Special Education nói về người cha đưa hai con nhỏ tới Mỹ, một con mắc chút tự kỷ, được nền giáo dục Mỹ yêu thương và hôm nay đưa con tới bến đậu của American Dream…”. Những chuyện yêu đương, hôn nhân, việc học, việc làm, việc kiếm tiền để sống ở quốc gia dân chủ thì rất dân chủ nhưng cũng vô cùng khắc nghiệt để tồn tại với những khoản nợ, những vụn vặt thuế khóa, rồi chuyện đến Tổng thống cũng phải bán nhà để chữa bệnh cho con… có thể sẽ khá bất ngờ với nhiều người.
Với kết cấu các mục từ từ A đến Z, mỗi mục từ là một vấn đề câu chuyện mà tác giả giúp bạn đọc hiểu thêm về đất nước cờ hoa, hiểu về giấc mơ Mỹ vừa xa mà vừa gần, có thể chạm thấy nếu nỗ lực và chuyển mình trong một thế giới phẳng, góp thêm một màu sắc riêng của mỗi quốc gia dân tộc vào những mảnh ghép của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Cuối mỗi mục từ có thêm một vài câu trích tiếng Anh liên quan đến mục từ, bạn đọc có thể đọc vui vui trước khi chuyển sang một mục từ mới. Với tác giả, “Cuốn sách này là như vậy, ngắn gọn, vui vui, đôi lúc suy ngẫm. Ai xem cũng được, nhớ cũng tốt để thỉnh thoảng chém gió ở quán bia càng hay, không nhớ cũng chẳng sao. Ai đi Mỹ rồi sẽ chiêm nghiệm xem có giống không, chưa biết Mỹ đọc cho biết chút, sắp đi thì tham khảo cũng hay.”
Tác giả:
Trải nghiệm nước Mỹ:
• 15 năm sống và làm việc cho World Bank tại Washigton DC (2004-2019);
• Viết vài trăm bài về nước Mỹ cho các báo TPO, VNN, SOHA, Saigon Times, VNE trong lĩnh vực ICT, đời sống, xã hội, chính trị, văn hóa, lịch sử;
Mạng Xã hội
• Facebook 2020-2021: (Giang Công Thế), 6000 friends và followers;
• Blog 2009-2021: hơn 20 triệu views, 6 triệu lượt người đọc từ khắp thế giới;
• Link viết về nước Mỹ: Nước Mỹ ký sự trên blog
Một số bài đã đăng báo Việt Nam (khoảng 500 bài)
• TPO và Saigon Times: (link một số bài viết trên TPO có thể bị mất do chuyển server);
• VNN: (link bị mất do VNN chuyển server);
• SOHA: ; (nhiều bài về Mỹ);
• PC World về lĩnh vực IT (1995-2004) - chỉ có bản in và một số báo khác;
• Kết quả Tìm kiếm trên Google (từ khóa Hiệu Minh);
• Kết quả Tìm kiếm trên Google (từ khóa Giang Công Thế).
Chuyên môn, bằng cấp
1. 1987 – Bảo vệ Tiến sỹ Tin học tại Viện Hàn lâm Khoa học Sofia, Bulgaria;
2. 1977 – Bằng cao học và đại học tại Khoa Toán-Tin, Đại học Tổng hợp Warsaw, Ba Lan;
3. Ngoại ngữ: Tiếng Anh – đọc, viết, và nói thành thạo. Biết tiếng Nga, Ba Lan, Pháp và Bulgaria.
Tóm tắt
1. Sinh ra và lớn lên trong chiến tranh Mỹ - Việt, được đào bài bản ở Đông Âu, hơn 30 năm kinh nghiệm làm việc và học tập quốc tế;
2. Hơn 20 năm kinh nghiệm toàn cầu trong phát triển thông qua làm việc với những tổ chức quốc tế như UNHCR (3 năm), World Bank (20 năm) tại Hà Nội và Washington DC, làm quản lý ICT cho 13 nước Đông Á – Thái Bình Dương, thường xuyên đi công tác tại khu vực;
3. 15 năm kinh nghiệm về báo chí và truyền thông. Dùng internet, công nghệ IT, nhiếp ảnh và mạng xã hội kết hợp với kiến thức toàn cầu để gửi thông điệp cho báo chí;
4. 20 năm kinh nghiệm tổ chức các sự kiện quốc tế, có khả năng giao tiếp tốt, thân thiện trong môi trường đa quốc gia và đa văn hóa.
Mục lục:
A – American Dream: Nước Mỹ – cạm bẫy ngọt ngào chốn thiên đường
B – Boss - Sếp tây sếp ta
C – Citizenship – Country of Global Citizens
D – Democracy – Dân chủ kiểu Mỹ
E – Economy - Kinh tế Mỹ
F - Family First và My Ex
G : Go extra mile – Succeed in life
H - Housing – Nhà cửa ở Mỹ
I – Identity – Banana Republic - Chuyện với con trai
J: Job – Công ăn việc làm
K - KFC - Weight Concerns – Bệnh Béo phì và Nỗ lực chống Béo phì
L – Loan: USA - a Country of Loans
M - Mobility – Di chuyển linh động
M- Money - $$$ Money Talks
N: Native American – người da đỏ - Người Mỹ bản địa
O – Opportunities – Country of Opportunities - Cơ hội Mỹ.
P- President: Tổng thống Mỹ có sướng không?
Q – Quality and Quality of Life – Chất lượng và Chất lượng cuộc sống
R – Retirement – Về hưu ở Mỹ
S – Special Education - Giáo dục đặc biệt
T – Taxation. Country of Taxes
U – Universities – Đại học ở Mỹ
V - The Vietnam War Wall - Những tấm đá hoa cương trên Bức tường Chiến tranh
W - Washington: Thủ đô, tiểu bang, và Tổng thống
XL XXL XXXL – Country of T-shirts – Thời trang bắt gà
Y - Yankee – Nội chiến Mỹ
Z - ZOO – Nước Mỹ là cái vườn bách thú
CÓ MỘT NƯỚC MỸ, CÓ NHIỀU NƯỚC MỸ
Nhà tôi gần vườn hoa Cửa Nam, nhưng bọn trẻ con chúng tôi thì vẫn gọi theo người hàng phố là vườn hoa Bà Đầm xòe. Chẳng được ai giải thích vì sao. Lớn lên tôi mới biết cái tên đó đến từ pho tượng me Tây vận váy lòe xòe lạ mắt được người Pháp đặt ở đó ít bữa. Lúc tôi ra đời thì pho tượng ấy đã tan chảy vào hình Phật A Di Đà ở chùa Ngũ Xã từ lâu và hôm nay thì cả vườn hoa Cửa Nam cũng biến mất, nhường chỗ cho mấy khúc đường giao thông suốt ngày ầm ĩ còi xe. Nhưng cái tên Bà Đầm xòe còn lọ mọ theo tôi đến mấy chục năm sau, cho đến khi tôi mục sở thị Bà Đầm xòe thật, chính là tượng Nữ thần Tự do khổng lồ ngoài cảng New York. Té ra nước Mỹ vô tình kích thích thói tò mò của tôi từ ngày ấy.
Thực ra tôi đặt chân lên đất Cờ Hoa lần đầu với một tâm trạng không mấy thoải mái. Ta với Mỹ đánh nhau chừng ấy năm là đủ để tôi ít cảm tình. Bà giáo già dạy tôi ngoại ngữ, bản thân đã làm việc vài năm ở đó, lại hay chép miệng: “Mỹ là một đất nước tuyệt vời”, để rồi bồi thêm: “ giá mà không có người Mỹ ở đó!” Bà không ưa người Mỹ lắm. Như đa số người Âu, bà cho họ là đám người dễ bị giới cầm quyền thao túng và dắt mũi. Và dù có chút nghi ngại, tôi vẫn ưa nghe bà giáo kể chuyện vì tôi chưa qua đó bao giờ. Từ bấy đến nay tôi may mắn có dịp đi dọc ngang nước Mỹ vài bận, vừa tàu hỏa lẫn máy bay, xe buýt và mô tô, xe thể thao và đi bộ, tôi được nếm trải cái nắng nhiệt đới của Hawaii, đi bộ ở Alaska đến sát Bắc Cực và tận hưởng thời tiết Địa Trung Hải của Miami, tôi ngạc nhiên nhìn thấy những người Mỹ dùng đèn dầu và đi xe ngựa ra siêu thị mua hàng, tôi kinh hoàng nghe Donald Trump tuyên bố xây tường biên giới để bảo vệ Colorado là nơi không hề có biên giới - để rồi mường tượng được rằng con voi ấy to khủng khiếp, mà mình mới sờ được cái móng chân.
May quá, đôi khi cũng có người rành rẽ địa phương và mở mắt cho mình, sách báo cho phép truy lĩnh nốt phần nào kiến thức lỗ mỗ. Ngoại trừ thế giới Ả Rập-Hồi giáo và Nga, Hoa Kỳ được đánh giá cao trên toàn thế giới, đặc biệt ở châu Phi. Ánh mắt từ châu Á và Mỹ Latin cũng ấm áp một cách đáng ngạc nhiên, ví dụ như ở Ấn Độ (70%), Việt Nam (78), ở Brazil (73) và ở Mexico (66). Đây là kết quả một cuộc khảo sát mới của Trung tâm Nghiên cứu Pew danh tiếng ở Washington. Mặt khác, có lẽ vì duy ý chí hơn, châu Âu chủ yếu bị ấn tượng bởi sức mạnh kinh tế của Hoa Kỳ. Ở đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế, Trung Quốc rõ ràng được coi là quốc gia có nền kinh tế hàng đầu thế giới, vâng, kể từ năm 2012 dường như gió đã xoay chiều: Trong cuộc khảo sát gần đây nhất, 41% số người được hỏi ở Anh, Pháp, Đức, Ba Lan và Tây Ban Nha tin rằng Trung Quốc là nền kinh tế hàng đầu thế giới và chỉ 39% nghĩ đến Hoa Kỳ. Nhưng tôi tin rằng đa số những người cầm cuốn sách này lên tay không nên quan tâm quá nhiều đến GDP hay những con số vô hồn tương tự. Cuộc đời quá ngắn để vật vã tự hỏi tại sao nền kinh tế vĩ đại ấy lại là con nợ lớn nhất thế giới, lý do gì mà chụp ảnh với Obama tốn 2.500 đô la, mà nhiều người chỉ tò mò xem con người ở các miền đất khác nhau trên thế giới này mặt ngang mũi dọc ra sao, đi chợ mua gì, cho con cái học trường nào, cưới xin (và ly dị) theo tiêu chí nào. Quả là cái duyên nho nhỏ khi tôi gặp Hiệu Minh, tác giả cuốn sách nhỏ này về nước Mỹ trong loạt sách “Nước X từ A đến Z”. Hiệu Minh kể những chuyện lặt vặt thường nhật mà thú vị từ tầm nhìn một người lang bạt xứ lạ và nay rảnh rỗi thuật lại các quan sát và cảm nghĩ của mình. Nó không phải là sách quảng cáo du lịch, cũng chẳng có ý định mổ xẻ như một nhà dân tộc học hay xã hội học, mà tọc mạch với cặp mắt trong trẻo của một cậu bé ra đi từ đất Ninh Bình mà tôi tin ngày ấy còn thiếu điện (à, quên chưa hỏi anh, ở đó người ta có gọi đèn dầu là “đèn Hoa Kỳ” như bà tôi quen gọi), sang học và tu nghiệp ở Đông Âu rồi sống ở Mỹ khá lâu, đủ lâu để kể cho ta nghe những gì mà một du khách cưỡi ngựa xem hoa không thể nhận ra.
Ít quốc gia nào trên địa cầu kết hợp và xáo trộn nhiều nền văn hóa khác nhau như vậy. Nhiều sắc tộc sống ở năm chục tiểu bang Hoa Kỳ: những người nhập cư từ Ấn Độ, Pháp, Trung Hoa và nhiều quốc gia khác, những người châu Phi vốn là hậu duệ của dân nô lệ ngày xưa, những người da đỏ trong khu bảo tồn đã tạo ra sự pha trộn văn hóa kỳ thú ở Mỹ. Các vùng áp suất không khí cao và thấp luôn tìm cách đổi chỗ cho nhau, đất đai rộng dài và sự đa dạng của cảnh quan là nguyên nhân dẫn đến vùng khí hậu khác nhau và chắc chắn tạo ra những mẫu người khác nhau trong xã hội. Viết bao giờ cho hết, kể bao nhiêu cho đủ. Vâng, nói gì cũng thiếu, thậm chí lệch lạc, tôi thừa nhận điều đó. Nhưng cũng phải nói thêm một điều nữa: Hoa Kỳ không chỉ là quốc gia đầu tiên đưa con người lên Mặt Trăng và gặt nhiều giải Nobel nhất, ở đó ta sẽ trải nghiệm cả những đầu óc thiếu hiểu biết đầy nhiệt tình và thái độ thờ ơ rất chân thành của người Mỹ đối với phần còn lại của nhân loại, Hoa Kỳ còn có cả một Tổng thống hùng hồn tuyên bố xây tường bảo vệ không cho dân Mexico tràn sang … Colorado, một bang không có biên giới! Và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng: Hollywood - trung tâm của lịch sử điện ảnh Hoa Kỳ, bàn đạp cho các minh tinh từ rực rỡ đến le lói, nhiều ngôi sao trong đó được gắn tại Đại lộ Danh vọng. Tất cả những điều ấy tạo ra nước Mỹ, làm cho nước Mỹ như hiện tại. Và chúng ta hãy giở sách để rón rén sờ vào chân con voi ấy nhé!
Lê Quang, 5/2023
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Bookcare | Có |
---|---|
Công ty phát hành | NXB Phụ Nữ Việt Nam |
Kích thước | 23x5cm |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 300 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Phụ Nữ Việt Nam |
SKU | 9621942457011 |
dk national geographic mặn béo chua nóng omega plus lịch sử hàn phi tử bách khoa lịch sử thế giới lược sử loài người súng vi trùng và thép marcus aurelius khắc kỷ thế giới như tôi thấy carl jung chủ nghĩa khắc kỷ thực tại không như ta tưởng luật tâm thức tâm lý học tội phạm tương lai sau đại dịch covid hành trình của linh hồn luat-tam-thuc-giai-ma-ma-tran-vu-tru bí ẩn mãi mãi là bí ẩn những tù nhân của địa lý quảng trường và toà tháp tù nhân của địa lý lịch sử tự nhiên tất tật về nàng dâu tại sao phương tây vượt trội bách gia tranh minh nguyễn hiến lê nguồn gốc muôn loài tri thức về vạn vật