Hoàng Vũ Thuật, bằng sự kiên trì bền bỉ, ông đã mang một dáng núi riêng cho chính mình trên thi đàn Việt Nam. Sử dụng bút pháp hiện đại, qua lối siêu thực, thế giới trong thơ ông nóng rẫy nỗi buồn. Mã cốt trong tất cả những đứa con tinh thần của ông chính là bi kịch. Với Hoàng Vũ Thuật, cho đến khi đã ở ngưỡng tuổi ấy, nhưng suốt cuộc đời đều thấy mình là đứa trẻ (hình ảnh em bé, cậu bé lóng ngóng, đứa trẻ… có mặt trên tất cả các tập thơ đã xuất bản của ông). Đây là một cách diễn đạt đáng quý, bởi đó là tiếng nói được cất lên từ một người trong cuộc, không mang bóng dáng của nghệ thuật xây dựng hình ảnh. Ở đó có một điểm bi kịch cố định: ông luôn thấy mình là một kẻ khạo khờ bất mãn “Anh làm sao thức dậy mặt trời con”.
Hoàng Vũ Thuật đã chọn một lối viết kín đáo để bộc lộ thái độ và khát vọng thay đổi, tái tạo, tái sinh thế giới bên trong và bên ngoài mình. Chúng ta thấy ở đó một bi kịch kép giữa cái tôi và cái ta, giữa một tâm hồn hưng phấn với tự do trong nghệ thuật và một trái tim trầm tư về các vấn đề về lịch sử chính trị xã hội.
Cứ men theo tập thơ, chúng ta thấy ở phía đó một tâm-hồn-con nhớ thương ba mẹ mình da diết, thậm chí lay động chúng ta bởi những hình ảnh tội nghiệp. “tôi hóa tượng phật a di đà nói bằng ngôn ngữ lặng thinh/ như thuở chưa ra đời ngủ chín tháng mười ngày trong bào thai của mẹ”, “tôi thèm một thế giới nén/ như hai vòng ôm xiết chặt sau mấy chục năm bỗng nhiên gặp gỡ”( Hành tinh long lanh như cặp mắt tôi yêu), “Những người mẹ trên trái đất này/ như vì sao triệu năm vẫn sáng/ dù họ đã ngủ đông giữa vũ trụ từ lâu” (Đôi khi thấy mẹ nơi em), “bảy mươi năm con thuyền gãy lái/ con vẫn là đứa bé nhút nhát nhất nhà/ vẫn thấy mình lạ xa” (Tấm lưng rộng của người)… Những câu thơ ngậm giọt nước mắt đàn ông, giúp tâm hồn đứa con bé bỏng đi qua được bao nhiêu mùa, bao nhiêu năm mỏi mòn cô độc. Rồi:
“bạn là dấu thánh khảm lên trán tôi
chúng ta đấu tranh cho hiện thực
nếu bạn ngã xuống ai sẽ dựng lại nỗi đau
giá chúng mình cùng là những thực thể tự do”
(Hành tinh thứ bảy)
Trong nhiều lớp hình ảnh ông xây dựng lên, có khi ồn ào, xao động, có khi tĩnh lặng, an bình. Nhưng cái nhân của tập thơ, là Thơ, là sự dâng hiến trọn đời cho nghệ thuật chứ không phải là một mối tình cho riêng ai, riêng một người nào. Những quan sát của cá nhân đã cộng sinh với cảm hứng, tất cả đó chạm tới cái “đẹp” và “buồn” của bi kịch, từ đó tạo nên tác phẩm nghệ thuật. Bởi vậy, phải khẳng định lần nữa, sự tự do để được sống vì bản chất của nghệ thuật, bản chất Người là điều ông luôn tôn sùng và quyết tâm phụng sự suốt đời. Thứ tình yêu “đẹp và buồn” ông nhận ra trong “sự-hiện-diện-của-em” phải chăng chính là điều ông thỏa nguyện?
“Sự hiện diện của em” là một tập thơ cảm động! Chúng ta đã nhìn thấy một bi kịch được gọi tên như để đối diện với chính sự nghiệt ngã đó: Bi kịch Hăm Lét; chúng ta nhìn thấy tình yêu con người, yêu cuộc sống, tình yêu nghệ thuật đã xoa dịu, hóa giải những nỗi đau lớn, những vết thương sâu; chúng ta được hồi sinh sau “hồi chuông giao thừa” đầy tính chất nhân văn, nhân bản. Và ở một nốt trầm sâu lắng: “ta chào mi”, chào “sự hiện diện của em”!
Trân trọng giới thiệu!
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, ...
Công ty phát hành | YaoBooks |
---|---|
Ngày xuất bản | 05-2021 |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 176 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn |
SKU | 8929212449768 |
bestbooks.vn fahasa seth godin sách những anh hùng của lịch sử hồ chí minh will durant nhã nam góc sân và khoảng trời truyện tiki trading ca dao tục ngữ việt nam tục ngữ thành ngữ tục ngữ việt nam sách ca dao tục ngữ việt nam truyện trinh thám pháp y tần minh skybooks bạch lạc mai tản văn em la fontaine truyện ngụ ngôn la fontaine lấy nước đường xa gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi xuân diệu quả địa cầu con bò tía nguyễn thị hoàng lão tử